Các nhà sản xuất ô tô nên loại bỏ 'hóa chất vĩnh viễn' trong hệ thống điều hòa ô tô

Một công ty tư vấn toàn cầu đã cảnh báo ngành công nghiệp ô tô không nên tiếp tục sử dụng chất làm mát không khí trong cabin ô tô do chứa nhiều PFA.

Báo cáo của công ty Ducker Carlisle tiết lộ rằng phần lớn các nhà sản xuất ô tô hiện đang sử dụng chất R1234yf để làm lạnh trong cabin ô tô. Đặc biệt, chất này được sử dụng phổ biến với xe plug-in hybrid (PHEV hay lai) và xe điện chạy pin (BEV).

 Một công ty tư vấn toàn cầu đã cảnh báo ngành công nghiệp ô tô không nên tiếp tục sử dụng chất làm mát không khí trong cabin ô tô do chứa nhiều PFA. Ảnh: Motorbiscuit.

Một công ty tư vấn toàn cầu đã cảnh báo ngành công nghiệp ô tô không nên tiếp tục sử dụng chất làm mát không khí trong cabin ô tô do chứa nhiều PFA. Ảnh: Motorbiscuit.

Tuy nhiên, công ty khuyến nghị nên nhanh chóng loại bỏ chất làm lạnh này do những lo ngại về môi trường và sức khỏe. Đặc biệt, hiện nay phương tiện điện khí hóa ngày càng tăng.

Một trong những lợi ích chính của ngành công nghiệp ô tô trong điện khí hóa là quản lý nhiệt hiệu quả. Quản lý nhiệt vững chắc giúp tăng cường phạm vi hoạt động và tuổi thọ của pin. Tất nhiên, những yếu tố cản trở việc áp dụng xe điện hàng loạt ở Mỹ là những lo ngại về phạm vi hoạt động và hiệu suất pin.

Nhà sản xuất ô tô Volkswagen đã quyết định lựa chọn CO2 làm chất làm lạnh cho nền tảng EV của mình thành một tiền lệ. Đổi lại, công ty cho biết các OEM khác đã bắt đầu khám phá các chất làm lạnh thay thế. Sự thay đổi này đặc biệt quan trọng vì CO2 (được gọi là R744) có tác động môi trường thấp hơn so với các chất làm lạnh truyền thống như R1234yf và R134a. Hai loại sau chứa chất Per- và Polyfluoroalkyl (PFA).

Những hóa chất PFA, thường được gọi là “hóa chất vĩnh viễn”, tồn tại ở môi trường trong thời gian dài. Như nhiều người đã biết, PFA có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để đối phó với những lo ngại ngày càng tăng thì cần phải có hành động pháp lý mạnh hơn.

Hiện một số quốc gia EU đã đề xuất cấm sử dụng chất làm lạnh chứa nhiều PFA như R1234yf trên ô tô vào năm 2030. Lệnh cấm này, cùng với các khoản trợ cấp của chính phủ ưu tiên chất làm lạnh có tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) thấp hơn, đang thúc đẩy các OEM phải nhanh chóng xem xét và lựa chọn lại chất làm lạnh của họ.

Mặc dù CO2 có thể là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn nhưng quyết định cuối cùng vẫn dựa trên nhiều yếu tố: quy định, trợ cấp, loại phương tiện, mối quan tâm về an toàn và định vị thương hiệu.

Ví dụ, xe buýt có yêu cầu sưởi ấm và làm mát cao có nhiều khả năng sử dụng CO2 hoặc propan (R290) hơn do hiệu suất nhiệt tuyệt vời của chúng. Tuy nhiên, những lo ngại về tính dễ cháy của propan làm tăng thêm những cân nhắc về an toàn. Điều này đặc biệt xảy ra với ô tô chở khách vì nguy cơ cháy nổ cao hơn.

Ducker Carlisle dự đoán rằng phần lớn các OEM sẽ chuyển đổi rộng rãi sang sử dụng CO2 trong vòng hai đến năm năm tới, nhưng thời gian sẽ trả lời liệu có giải pháp khả thi nào khác được công bố hay không. Dù thế nào đi nữa, “hóa chất vĩnh viễn” phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt để tránh gây hại thêm.

PHƯƠNG LÊ

Theo Motorbiscuit

Nguồn PLO: https://plo.vn/cac-nha-san-xuat-o-to-nen-loai-bo-hoa-chat-vinh-vien-trong-he-thong-dieu-hoa-o-to-post790069.html