Cận cảnh những 'chuồng cọp' đang bủa vây khu tập thể đầu tiên được Hà Nội lập quy hoạch

Hầu hết các hộ dân sinh sống trong khu tập thể Nghĩa Tân (khu tập thể đầu tiên được Hà Nội lập quy hoạch) đều cơi nới thêm không gian - 'chuồng cọp' gây ảnh hưởng đến mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Video toàn cảnh khu tập thể Nghĩa Tân được Hà Nội lập quy hoạch chi tiết để xây dựng lại

Tận thấy những chuồng cọp đang bủa vây khu tập thể đầu tiên được Hà Nội lập quy hoạch.

Mới đây, Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt dự toán lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy).

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 30ha; phía Bắc trùng với tim đường Hoàng Quốc Việt; phía Tây trùng với mép vỉa hè hiện trạng phía Đông đường Nguyễn Phong Sắc, phía Đông, Đông Nam và phía Nam trùng với tim phố Tô Hiệu.

Tổng kinh phí dự toán lập quy hoạch hơn 1,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, bao gồm chi phí tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư; công bố quy hoạch và đấu thầu.

Toàn cảnh khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Toàn cảnh khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.

Được biết, khu tập thể Nghĩa Tân gồm 23 nhà chung cư, cao từ 3 đến 5 tầng, diện tích trung bình căn hộ 18-20 m2, xây dựng năm 1987. Khu tập thể Nghĩa Tân cũng là khu chung cư cũ đầu tiên được thành phố lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng lại trong giai đoạn 2021-2025. Trước đó, việc cải tạo chung cư cũ chỉ được thực hiện với từng tòa nhà, không làm đồng bộ cả khu chung cư.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong sáng 6/9, hiện trạng khu tập thể Nghĩa Tân cho thấy sự lấn chiếm, cơi nới các "chuồng cọp" diễn ra phổ biến, tiền ẩn nguy cơ mất an toàn cao. Đáng chú ý, khu tập thể Nghĩa Tân cũng là 1 trong những điểm tiềm ẩn nguy cơ cao không đảm bảo an toàn trong công tác PCCC cần được ưu tiên kiểm tra theo Quyết định số 3521/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành.

Hình ảnh hiện trạng khu tập thể Nghĩa Tân được Hà Nội lập quy hoạch chi tiết để xây dựng lại

UBND Hà Nội quyết định lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng lại 23 chung cư cũ với khoảng 6.000 dân tại khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội).

UBND Hà Nội quyết định lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng lại 23 chung cư cũ với khoảng 6.000 dân tại khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội).

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch rộng khoảng 30ha tại phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy); phía Bắc trùng với tim đường Hoàng Quốc Việt; phía Tây trùng với mép vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc; các phía còn lại trùng với tim phố Tô Hiệu.

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch rộng khoảng 30ha tại phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy); phía Bắc trùng với tim đường Hoàng Quốc Việt; phía Tây trùng với mép vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc; các phía còn lại trùng với tim phố Tô Hiệu.

Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, khu tập thể Nghĩa Tân có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt. Hành lang ẩm thấp, mốc...

Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, khu tập thể Nghĩa Tân có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mảng tường bị bong tróc, nứt. Hành lang ẩm thấp, mốc...

Những chiếc "chuồng cọp" xuất hiện nhan nhản trong khu tập thể Nghĩa Tân.

Những chiếc "chuồng cọp" xuất hiện nhan nhản trong khu tập thể Nghĩa Tân.

Với lý do chật chội, cần thêm không gian sống, nhiều người đã tự ý cải tạo công trình.

Với lý do chật chội, cần thêm không gian sống, nhiều người đã tự ý cải tạo công trình.

Có những phần cơi nới nhô ra ngoài khoảng 5 mét.

Có những phần cơi nới nhô ra ngoài khoảng 5 mét.

Một góc khu tập thể Nghĩa Tân nhìn từ trên cao.

Một góc khu tập thể Nghĩa Tân nhìn từ trên cao.

Hầu hết người dân sinh sống trong khu tập thể Nghĩa Tân đều tự ý cơi nới thêm.

Hầu hết người dân sinh sống trong khu tập thể Nghĩa Tân đều tự ý cơi nới thêm.

Ban đầu chỉ vài người, sau đó ai cũng bắt chước làm theo, cuối cùng là ai cũng làm, thậm chí có người còn cơi rộng ra như 1 căn phòng nhỏ lơ lửng cạnh tầng 3.

Ban đầu chỉ vài người, sau đó ai cũng bắt chước làm theo, cuối cùng là ai cũng làm, thậm chí có người còn cơi rộng ra như 1 căn phòng nhỏ lơ lửng cạnh tầng 3.

Khu tập thể Nghĩa Tân có tuổi đời chỉ khoảng 30 năm nhưng lại có dấu hiệu xuống cấp, nhiều hạng mục, công trình trở nên xập xệ... 1 phần nguyên do cũng là bởi công trình bị thay đổi kết cấu, phải gánh thêm những công trình phụ mà người dân tự ý xây dựng thêm.

Khu tập thể Nghĩa Tân có tuổi đời chỉ khoảng 30 năm nhưng lại có dấu hiệu xuống cấp, nhiều hạng mục, công trình trở nên xập xệ... 1 phần nguyên do cũng là bởi công trình bị thay đổi kết cấu, phải gánh thêm những công trình phụ mà người dân tự ý xây dựng thêm.

Trước đó, vào năm 2016, thành phố Hà Nội có chủ trương xã hội hóa cải tạo đồng bộ cả khu chung cư, không làm riêng lẻ từng tòa nhà. Theo danh mục thành phố đưa ra, hàng chục doanh nghiệp đã đăng ký tham gia, lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo khu chung cư cũ. Tuy nhiên, đến nay chưa khu chung cư nào được cải tạo theo hình thức trên.

Trong giai đoạn 2021 - 2025 Hà Nội lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ, bao gồm bốn khu nhà cấp D - cấp độ nguy hiểm, nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân, gồm: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, nhà của Bộ Tư pháp; và sáu khu có tính khả thi để cải tạo là Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân.

Xem thêm video được quan tâm:

Vụ Cháy Chung Cư Carina Khiến 85 Người Thương Vong: Chủ Đầu Tư Nhận Thiếu Chuyên Môn PCCC | SKĐS

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/can-canh-nhung-chuong-cop-dang-bua-vay-khu-tap-the-dau-tien-duoc-ha-noi-lap-quy-hoach-169230906062909264.htm