Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của thành cổ Trung Quốc

Thành cổ Kiến Thủy là một trong những thị trấn lịch sử và văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc, nơi đây có hơn 50 tòa nhà cổ với kiến trúc độc đáo được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ.

Kiến Thủy từ lâu đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của miền nam Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1994, nơi đây được coi là "Danh lam thắng cảnh chính của Trung Quốc" và là "Thành phố văn hóa và lịch sử quốc gia".

Đặc biệt, thành cổ Kiến Thủy là một trong những thị trấn lịch sử và văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc, nơi đây có hơn 50 tòa nhà cổ được xây dựng cách đây 600 năm, vào thời nhà Minh (1368-1644).

Những địa điểm nổi tiếng ở Kiến Thủy phải kể đến Chu gia hoa viên. Khu vườn này được xây dựng vào thời Quảng Tự của nhà Thanh.

Tòa nhà có diện tích hơn 20.000m2, trong đó phòng ốc chiếm diện tích hơn 5.000 m2, tòa nhà chính có bố cục “ba dọc, bốn ngang”.

Toàn bộ nhóm công trình có sống lưng mái cong, rường cột chạm trổ và sơn màu tinh xảo, trang nhã, đình viện và phòng được bố trí hợp lý, cảnh quan không gian phong phú nhiều lớp và thay đổi không ngừng, tạo thành một “mê cung” phức hợp xây dựng.

Chỉ cách Chu gia hoa viên 200 m là đền Khổng Tử 700 năm tuổi. Đây là ngôi đền Khổng Tử lớn thứ ba và được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc.

Ngoài các tòa nhà cổ tại Kiến Thủy, du khách còn có thể kết hợp thăm quan lầu Chu Tử ở Mông Tự. Tòa tháp này có bảy tầng hình bát giác với diện tích xây dựng là 2176 m2 và tổng chiều cao là 48,86 mét. Tòa tháp này lấy văn hóa lựu làm chủ đạo, các yếu tố văn hóa lựu phong phú được lồng ghép vào nghề thủ công phù điêu trên cửa ra vào, cửa sổ và chân tháp.

Cầu Song Long nổi tiếng là một cây cầu vòm đá lớn có hai gian và mười bảy lỗ, nằm ở ngã ba sông Lô Thủy và sông Tháp Thôn, cách thành phố Kiến Thủy 5 km về phía Tây.

Nhờ sự độc đáo trong kiến trúc và bề dày lịch sử nên thành phố cổ Kiến Thủy ngày càng thu hút nhiều du khách Việt Nam nói riêng, và du khách quốc tế nói chung đến thăm quan.

Lộc Liên

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chiem-nguong-ve-dep-kien-truc-cua-thanh-co-trung-quoc-post1635303.tpo