Đại học Harvard: Một kiểu sống của cha mẹ cứ nghĩ là không sao nhưng khó nuôi ra đứa trẻ có triển vọng

Các bậc cha mẹ không biết rằng, môi trường sống của trẻ từ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành sau này.

Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy: "Những người thành công với cảm giác hạnh phúc cao có xu hướng sinh trưởng trong một môi trường gia đình rất sạch sẽ và ngăn nắp; những người kém may mắn thường sống trong một môi trường lộn xộn và bẩn thỉu".

Trong một gia đình có nhiều đồ đạc bừa bộn thì không thể nuôi dạy một đứa trẻ có nề nếp.

Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa việc cha mẹ không sạch sẽ, ngăn nắp và sự thành đạt của con trong tương lai. Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa việc cha mẹ không sạch sẽ, ngăn nắp và sự thành đạt của con trong tương lai. Ảnh minh họa

Một giáo viên tiểu học đã kể câu chuyện: Có một cậu bé trong lớp luôn đứng cuối bảng, lười biếng và không có động lực học. Khi ghé thăm nhà học sinh, thầy giáo vừa đẩy cửa bước vào thì choáng váng trước cảnh tượng trước mắt.

Chiếc bàn phòng khách đầy những hộp đồ đạc còn sót lại, tàn thuốc và giấy vụn vứt khắp nơi, ghế sô pha cũng đầy quần áo bẩn. Phòng học của đứa trẻ đã được chuyển đổi từ một phòng tiện ích, đầy những hộp giao hàng và một mớ hỗn độn. Nói chung, không nơi nào sạch sẽ và ngăn nắp. Người giáo viên không khỏi thở dài, ông cảm thấy ngột ngạt dù chỉ ở đây 10 phút, làm sao nói đến việc mong các em học hành chăm chỉ trong một môi trường như vậy.

Sống trong một môi trường lộn xộn có tác động rất khác đến sự phát triển của trẻ so với một môi trường sạch sẽ và trật tự. Đơn giản là vì, thói quen của cha mẹ là cách dạy dỗ tốt nhất, có tác động mạnh nhất đến con cái. Cha mẹ có yêu cầu cao với bản thân sẽ không cho phép ngôi nhà quá bừa bộn, con cái cũng vì thế mà không thể dễ dãi với chính mình.

Đại học Harvard từng làm một nghiên cứu và đi đến kết luận cụ thể về ích lợi của việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu này, hầu hết những đứa trẻ thích làm việc nhà từ nhỏ đều có triển vọng hơn khi lớn lên. Tạo ra một môi trường sạch sẽ và ngăn nắp không chỉ khiến mọi người vui vẻ mà còn nuôi dưỡng cho trẻ ý thức về sự trật tự, tư duy hợp lý và logic, khả năng tập trung, khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và khả năng thẩm mỹ.

Thêm vào đó, nó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình. Một gia đình mà các thành viên thường xuyên làm việc nhà cùng nhau sẽ có nhiều hạnh phúc hơn. Hơn cả các yếu tố siêu hình, sạch sẽ là phong thủy tốt nhất cho một gia đình.

Ngoài ra, cách sống luộm thuộm của cha mẹ còn ảnh hưởng đến con ở một số điểm sau:

Ảnh hưởng đến hành vi

Cha mẹ là tấm gương cho trẻ học theo. Do đó, nếu cha mẹ bừa bộn, sống bẩn thỉu, trẻ sẽ bắt chước theo. Điều này phản ánh trực tiếp trên hành vi của đứa trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Nếu để trẻ bừa bộn thành thói quen. Cuộc sống không có trật tự sẽ khiến trẻ khó trở thành người sống gọn gàng, nề nếp.

Theo tiến sĩ nhi khoa Scott Krugman, Mỹ, những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung sẽ khó có khả năng hoàn thành một nhiệm vụ lớn, ví dụ như dọn dẹp căn phòng bừa bộn. Do đó, khi trẻ không tự mình sắp xếp được phòng mình, chúng cho thấy dễ bị phân tâm, kém khả năng tập trung cho bất cứ công việc nào được lâu.

Cuộc sống không có trật tự sẽ khiến trẻ khó trở thành người sống gọn gàng, nề nếp. Ảnh minh họa

Cuộc sống không có trật tự sẽ khiến trẻ khó trở thành người sống gọn gàng, nề nếp. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến tâm trạng

Các nhà nghiên cứu của Viện Đại học California, Los Angeles đã đưa kết quả phân tích sau hơn 4 năm tìm hiểu trên 32 gia đình trung lưu của Mỹ rằng không gian nhà càng bừa bộn càng khiến những người sống trong căn nhà cảm thấy bực bội, khó chịu.

Vì vậy, sự hỗn độn này hẳn cũng tác động không ít tới tính cách một đứa trẻ, dần dà chúng luôn thấy mình có tâm trạng uể oải, chán nản, không muốn xông xáo, tìm hiểu những nơi mới lạ.

Ảnh hưởng đến ngoại hình

Các cha mẹ bừa bộn thường xuề xòa trong việc lựa chọn trang phục cho bản thân lẫn gia đình, thậm chí tiện gì mặc đấy cho con. Chính điều này khiến trẻ hình thành tư duy đơn giản, không chú trọng đến việc lựa chọn quần áo. Điều này, về lâu dài, là có hại cho chính đứa trẻ.

Đừng quên rằng cách lựa chọn trang phục của một người có thể ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, ấn tượng và cách cư xử mà mọi người dành cho họ - theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2019.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Đây có lẽ là tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi không gian nhà cửa không được bố mẹ giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng. Con trẻ sống trong một môi trường không sạch sẽ, dễ nhiễm bệnh, thể chất ốm yếu, tinh thần mệt mỏi.

Do đó, chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp trật tự cho tổ ấm chính là cung cấp cho con một bầu không khí sống lành mạnh, môi trường sống tốt đẹp hơn, giúp góp phần nuôi dạy những đứa trẻ trưởng thành khỏe về thể chất, tích cực về tinh thần.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/dai-hoc-harvard-mot-kieu-song-cua-cha-me-cu-nghi-la-khong-sao-nhung-kho-nuoi-ra-dua-tre-co-trien-vong-172240516102609457.htm