Đảo duy nhất nào Bác Hồ cho phép dựng tượng lúc sinh thời?

Đảo này nằm ở vị trí chiến lược trong vùng biển Đông Bắc của đất nước. Đây cũng là nơi duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng tượng khi Người còn sống.

1. Đảo nào là nơi duy nhất Bác Hồ cho phép dựng tượng lúc sinh thời?

Đảo Phú Quốc
Đảo Bạch Long Vĩ
Đảo Cô Tô
Đảo Cồn Cỏ

Chính xác

Cô Tô là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh. Huyện đảo Cô Tô có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Ngày 9/5/1961, lần đầu tiên Bác Hồ tới thăm huyện đảo Cô Tô. Quân và dân trên đảo bày tỏ ý định xin dựng tượng Người và được Bác Hồ đồng ý.

Đến ngày 22/5/1968, bức tượng về Bác làm bằng thạch cao được khánh thành, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác.

Sau một số thay đổi, hiện bức tượng Hồ Chủ Tịch tại đảo Cô Tô được thay bằng chất liệu đá Granit. Tượng có lưng tựa núi, tay phải giơ cao vẫy chào, phía trước hướng ra biển Đông.

2. Hòn đảo này còn có tên gọi khác là gì?

Chàng Sơn
Chàng Hải
Sơn Hải
Cầu Đô

Chính xác

Huyện đảo Cô Tô còn có tên gọi cổ là Chàng Sơn, hay Núi Chàng. Một số tài liệu cổ cũng gọi huyện đảo Cô Tô là “Cầu Đầu”, với ý nghĩa nơi có nhiều ngọn núi chụm lại giữa biển.

Huyện đảo Cô Tô có diện tích 46,2km2, với hơn 50 đảo lớn nhỏ. Trong đó, Cô Tô lớn và Cô Tô con là 2 đảo thu hút khách du lịch nhờ những bãi biển đẹp.

Hiện đảo Cô Tô đang được phát triển thành trọng điểm của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh.

3. Ngọn hải đăng Cô Tô được xây dựng lần đầu vào khoảng thời gian nào?

Thế kỷ XVIII
Thế kỷ XIX
Thế kỷ XX
Thế kỷ XXI

Chính xác

Hải đăng Cô Tô có lịch sử tồn tại gần 200 năm. Ngọn hải đăng lần đầu được xây dựng vào thế kỷ XIX.

Hiện tại, hải đăng Cô Tô nằm cách thị trấn Cô Tô khoảng 5km, hỗ trợ tầm nhìn cao khoảng 105m so với mực nước biển.

Hải đăng Cô Tô có nhiệm vụ đánh dấu các bãi cạn hoặc đường bờ biển nguy hiểm, dẫn đường cho tàu thuyền cập cảng an toàn. Bên cạnh đó, hải đăng còn hỗ trợ định hướng đường bay cho phi cơ.

Ngoài ra, đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch mỗi khi tới tham quan huyện đảo.

4. Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?

1992
2002
2012
2022

Chính xác

Ngày 7/5/2022, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1997, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chính Minh trên đảo Cô Tô cũng được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngoài bức tượng Bác hoàn thiện lần đầu năm 1968, huyện Cô Tô còn xây dựng thêm đền thờ Hồ Chủ Tịch trong khuôn viên ngay sau tượng đài. Khu di tích cũng có nhiều hạng mục khác như vườn cây, ao cá…

5. Huyện đảo Cô Tô chính thức được kết nối với điện lưới quốc gia vào năm nào?

2003
2005
2013
2015

Chính xác

Thống kê năm 2022 cho thấy, toàn huyện đảo có khoảng 1.957 hộ dân cùng 6.778 nhân khẩu. Đặc biệt, huyện đảo Cô Tô có tới 13 dân tộc anh em cùng chung sống.

Để duy trì sinh hoạt, người dân tại Cô Tô gặp 2 vấn đề chính là điện và nguồn nước. Hiện đảo Cô Tô đã hòa chung mạng lưới điện quốc gia sau khi hoàn thành dự án đường điện trị giá 1.106 tỷ đồng vào tháng 10/2013.

Vấn đề nước ngọt khó giải quyết hơn, nhất là sau khi du lịch Cô Tô bùng nổ. Năm 2012, nhân dân Cô Tô hoàn thiện hồ chứa nước Thường Xuân với dung tích 170.000m3, đồng thời, nâng cấp, cải tạo hồ chứa nước Chiến Thắng 2 với dung tích 76.700m3. Ngoài ra, còn có hồ Bạch Vân (30.700m3) và hồ C4 (100.000m3).

Dù vấn đề nước ngọt cơ bản được giải quyết, Cô Tô vẫn tiếp tục xây dựng hồ nước ngọt C22 với dung tích lớn nhất đạt 300.000m3.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dao-duy-nhat-nao-bac-ho-cho-phep-dung-tuong-luc-sinh-thoi-2142668.html