Đầu xuân về Huế xem hội vật làng Sình

Ngày 19-2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Phú Mậu, thành phố Huế đã diễn ra hội vật truyền thống làng Sình, thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem, cổ vũ.

Toàn cảnh sới vật (khoảng đất được bố trí làm nơi đấu vật) của lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Toàn cảnh sới vật (khoảng đất được bố trí làm nơi đấu vật) của lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Nhịp trống khai hồi. Ảnh: Hiếu Trương

Nhịp trống khai hồi. Ảnh: Hiếu Trương

Các vận động viên vật nữ mở màn lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Các vận động viên vật nữ mở màn lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, hội vật làng Sình chỉ diễn ra trong một ngày, với nét đặc trưng là bất kỳ khán giả nào cũng có thể đăng ký tham gia trong độ tuổi từ 13 đến 40 tuổi. Lệ làng quy định các đô vật dự hội không nhất thiết phải là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ảnh: Hiếu Trương

Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, hội vật làng Sình chỉ diễn ra trong một ngày, với nét đặc trưng là bất kỳ khán giả nào cũng có thể đăng ký tham gia trong độ tuổi từ 13 đến 40 tuổi. Lệ làng quy định các đô vật dự hội không nhất thiết phải là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ảnh: Hiếu Trương

Hội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng”, đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng. Trong ảnh, hai vận động viên trong tư thế “khóa” nhau. Ảnh: Hiếu Trương

Hội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng”, đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng. Trong ảnh, hai vận động viên trong tư thế “khóa” nhau. Ảnh: Hiếu Trương

Bên cạnh đó, vì rất chú trọng tinh thần thượng võ nên tại hội vật những đòn nguy hiểm như bẻ, vặn khóa trái khớp, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… hoàn toàn bị cấm. Ảnh: Hiếu Trương

Bên cạnh đó, vì rất chú trọng tinh thần thượng võ nên tại hội vật những đòn nguy hiểm như bẻ, vặn khóa trái khớp, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… hoàn toàn bị cấm. Ảnh: Hiếu Trương

Người dân chăm chú theo dõi các trận đấu. Ảnh: Hiếu Trương

Người dân chăm chú theo dõi các trận đấu. Ảnh: Hiếu Trương

Khách nước ngoài tham gia lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Khách nước ngoài tham gia lễ hội. Ảnh: Hiếu Trương

Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, lưu giữ tinh thần thượng võ của người dân địa phương tồn tại hàng trăm năm qua. Ảnh: Hiếu Trương

Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, lưu giữ tinh thần thượng võ của người dân địa phương tồn tại hàng trăm năm qua. Ảnh: Hiếu Trương

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, trao quà cho các vận động viên. Ảnh: Hiếu Trương

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, trao quà cho các vận động viên. Ảnh: Hiếu Trương

Ngày nay, hội vật làng Sình được người dân tổ chức như một hình thức giải trí sau những ngày Tết, không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến như xưa. Ảnh: Hiếu Trương

Ngày nay, hội vật làng Sình được người dân tổ chức như một hình thức giải trí sau những ngày Tết, không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến như xưa. Ảnh: Hiếu Trương

Hiếu Trương

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/dau-xuan-ve-hue-xem-hoi-vat-lang-sinh/