Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng Orionids

Trận mưa sao băng thứ 2 do sao chổi Halley đổ xuống Trái Đất sẽ đạt đỉnh cao nhất vào đêm 21/10, rạng sáng 22/10 khi quan sát từ Việt Nam.

Theo Time and Date, đêm cực đỉnh của mưa sao băng Orionids đang tỏa sáng trên bầu trời sẽ rơi vào tối 21, rạng sáng 22/10 theo giờ Việt Nam.

Một vệt sao băng Orionid bay qua Công viên Quốc gia Shenandoah, Virginia vào năm 2012.

Một vệt sao băng Orionid bay qua Công viên Quốc gia Shenandoah, Virginia vào năm 2012.

Đây là cơn mưa sao băng thứ hai trong năm có nguồn gốc từ sao chổi Halley nổi tiếng. Hồi tháng 5, trong mưa sao băng Eta Aquarids mảnh sao chổi Halley 4,6 tỷ năm tuổi đã rơi xuống một ngôi nhà ở New Jersey (Mỹ).

Theo NASA, thiên thạch này là những mảnh vụn đá do sao chổi Halley tạo thành, và sao chổi này thường bay qua Trái Đất trong chu kỳ từ 75 đến 79 năm.

Mảnh thiên thạch 4,6 tỷ năm tuổi

Mảnh thiên thạch 4,6 tỷ năm tuổi

Trong những ngày đạt đỉnh điểm, Eta Aquarid có thể tạo ra hàng trăm "ngôi sao băng" mỗi giờ - hầu hết trong số đó đều bốc cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển.

Để ngắm mưa sao băng Orionids, hãy để đôi mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, chọn một khu vực không gian thoáng đãng và trong điều kiện thời tiết tốt, bạn sẽ thấy mưa sao băng phát ra từ cánh tay người thợ săn Lạp Hộ (Orion, chòm sao có hình người thợ săn), vị trí gần chòm sao Song Tử (Gemini, hình hai người anh em song sinh).

Theo các tính toán, mưa sao băng Orionids năm nay sẽ khá nhỏ, với khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ trong đêm cực đỉnh.

Tổng hợp

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/dem-nay-viet-nam-don-cuc-dai-mua-sao-bang-orionids-198922.htm