Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 18)

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Kỳ 18.

Đại tướng lại gọi cho Đại đoàn 308.

-A lô, tôi Võ Nguyên Giáp đây.

-Chào Đại tướng, tôi Vương Thừa Vũ xin nghe lệnh.

-Đồng chí điều Trung đoàn 102 tăng viện cho đồi A1.

-Tuân lệnh Đại tướng.

Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ quay máy gọi cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Hùng Sinh:

-A lô, Tôi Vương Thừa Vũ đây.

-Chào Đại đoàn Trưởng, tôi Nguyễn Hùng Sinh xin nghe.

-Đồng chí điều ngay Trung đoàn 102 của đồng chí đến tăng viện cho đồi A1. Kiên quyết đánh chiếm một nửa còn lại của đồi A1.

-Tuân lệnh Đại tá.

Trong hầm chỉ huy của Đại tá De Castories, cái nóng của đầu hạ đã bắt đầu, mồ hôi nhỏ từng giọt, mồ hôi cũng đẫm tay cầm máy điện thoại đang gọi cho cho Đại úy Pichehn:

-A lô, tôi De Castories đây.

- Chào Đại tá, tôi Pichehn đây.

-Đại úy hãy cùng Tiểu đoàn trưởng Jourret đem Đại đội dù xung kích phản kích chiếm lại một nửa A1 đã mất và chiếm lại D1.

-Tuân lệnh Đại tá.

Quân của Jouret phản kích lấy lại gần hết cao điểm D1. Quân báo của Đại đoàn 351 gọi về cho Đào Văn Trường:

-Báo cáo Đại đoàn trưởng, đồng chí hãy cho bắn pháo lên đồi D1, quân Pháp phản kích lấy lại gần hết đồi rồi.

Đào Văn Trường gọi điện cho Trung đoàn pháo 237:

-Tôi ra lệnh nã pháo lên đồi D1.

-Tuân lệnh Đại tá.

Pháo 105 ly của Việt Nam gầm thét nhã đạn vào D1. Đại úy Pichehn tử trận. Trong khi đó bộ đội Việt Nam được tăng cường thêm 2 Đại đội nữa nên giữ được D1. Tiểu đoàn trưởng Jourret gọi điện cho Thiếu tá Biegeard:

-A lô, đề nghị tăng viện cho D1, nếu không thì mất hết các cứ điểm phía đông.

Thiếu tá Biegeard:

-Tôi không còn gì trong tay, nếu không giữ được thì biến đi.

Quân của Jourret đành tháo chạy về Mường Thanh, sau đó quân Pháp rút khỏi D1 (Dominique 2), rút khỏi cả D3 (Dominique 5). De Castories gọi điện cho Bigeard:

-Yêu cầu Trung tá phản kích lấy lại Eliane 1 (A1), nếu không Điện Biên Phủ lâm nguy.

-Tuân lệnh Đại tá.

13 giờ 30 phút, Trung tá Bigeard chỉ huy hai Tiểu đoàn dù 6eBPC và f5eBPVN tiến lên đồi A1. Quân Pháp chiếm lại được đỉnh cao Cột Cờ của A1. Quân đội nhân dân Việt Nam ở vào thế bất lợi. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 Nguyễn Hùng Sinh gọi cho Đào Văn Trường:

-A lô, đề nghị pháo binh bắn lên đồi A1 chi viện, nếu không sẽ rất nguy ngập.

Đào Văn Trường nói:

-Tôi sẽ ra lệnh bắn, nhưng không phân biệt được đâu là quân ta, đâu là quân Pháp. Các đồng chí lấy mảnh dù trắng buộc lên đầu súng và rời xa mõm Cột Cờ đi.

-Rõ.

Nguyễn Hùng Sinh ra lệnh:

-Tất cả lấy mảnh dù trắng buộc lên đầu súng và đi xa khỏi mõm Cột Cờ để pháo binh phân biệt mà bắn vào quân Pháp.

-Tuân lệnh.

Đại đội 273, Trung đoàn 102, Đại đội 35 Trung đoàn 98 Đại đoàn 316 buộc những mảnh dù trắng lên súng và cụm về một nơi. Pháo binh Việt Nam nhã đạn tới tấp dữ dội, xác quân Pháp tung lên theo khói lửa. Trong khi pháo còn nổ, Nguyễn Hùng Sinh gọi cho Tiểu đoàn 18 đang ở C1:

-A lô, tôi Nguyễn Hùng Sinh đây, Đồng chí cho ngay Tiểu đoàn theo giao thông hào sang chi viện cho A1.

-Tuân lệnh Trung đoàn trưởng.

Nhờ pháo binh, nhờ tăng viện, bộ đội đã đánh bật quân Pháp khỏi mõm Cột Cờ, giữ vững một nửa A1 đã chiếm từ trước. Lính Pháp bỏ lại 100 xác chết. Quân Pháp lùi về giữ nửa đồi A1 còn lại. 22 giờ, Chỉ huy trưởng Phân khu Trung tâm gọi điện cho Bigeard:

-Ngài Thiếu tá có thể giữ được gì còn lại qua đêm nay không?

-Thưa Trung tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ một nửa đồi A1 này.

A1 trở thành điểm mấu chốt của cuộc tranh chấp sinh tử giữa Pháp và Việt Nam trong những ngày tới vì nó là điểm sinh tử của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

X.

Tại Tổng hành dinh ở Mường Phăng, trong đêm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp với 5 Đại đoàn trưởng. Sau một lượt trà, Đại tướng nói:

-Sau 4 lần tấn công, quân ta không chiếm được nửa còn lại phía nam của đồi A1, lý do là trong lòng đất, Pháp đã cho xây hầm ngầm vốn ngày xưa là của Nhật Bản nhưng nay Pháp củng cố lại rất kiên cố, quân ta dùng bộc phá nhưng không rõ vị trí, cả hai lần đều đánh nhầm nơi khác, đạn pháo cũng không tiêu diệt được. Các đồng chí có sáng kiến gì không?

Đại đoàn trưởng công- pháo binh Đào Văn Trường nói:

-Thưa Đại tướng, để diệt chiếc lô cốt hầm ngầm kiên cố này, xin giao cho Đại đoàn công pháo binh. Chúng tôi sẽ đào hầm ngầm và đặt 1.000kg bộc phá dưới đáy của hầm ngầm kiên cố của Pháp, cho nổ tung lên trời.

Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba nói:

-Tôi đồng ý với ý kiến của đồng chí Đào Văn Trường, phương án này rất có khả thi.

Đại tướng hỏi:

-Đào dài bao nhiêu mét và mất thời gian bao lâu?

Đào Văn Trường đáp:

-Thưa Đại tướng, đào khoảng 2 tuần thì xong vì đất đồi A1 rất cứng, độ dài phải đào khoảng 20m.

Đại tướng nói:

-Vậy giao cho Đại đội công binh của Đại Đoàn công-pháo binh của đồng chí Đào Văn Trường đào hầm ngầm để phá lô cốt ngầm.

Ngừng một lát để uống nước, Đại tướng nói tiếp:

-Cho đến nay chúng ta coi như kết thúc đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm mà nhiệm vụ là tiêu diệt các cụm cứ điểm phía đông. Đợt tấn công thứ ba của chiến dịch là tiêu diệt Phân khu Trung tâm Mường Thanh, Sở chỉ huy De Castories và Phân khu Hồng Cúm, tín hiệu để báo hiệu đợt tấn công thứ ba là tiếng nổ của 1.000kg thuốc nổ dưới lòng đồi A1.

-Còn nữa, trong khi chờ đợi công binh đào xong hầm ngầm ở đồi A1 thì các Đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào: Đào hào trục chính bao vây Trung tâm, đồng thời đào các con hào phụ vào gần chân các lô cốt, đào dưới dây thép gai của địch cắt rời sân bay Mường Thanh, Hồng Cúm, cắt đứt sự tiếp tế của Hà Nội cho Điện Biên Phủ, thiếu thốn đạn dược và đói khát sẽ làm cho quân Pháp phải sụp đổ. Chiến hào làm quân ta khi tấn công đỡ tốn xương máu, chiến hào cũng là những chiếc dây thòng lọng thắt vào cổ quân Pháp, bị bó buộc toàn thân, bất lực và thất bại không thể cứu vãn.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/dien-bien-phu-ban-hung-ca-chien-thang-ky-18-a24668.html