Đông đảo du khách đến với lễ rước nước, tắm phật ở ngôi chùa cổ bậc nhất miền Trung

Trong khuôn khổ chương trình lễ hội, Lễ rước nước, tắm phật là một trong những hoạt động chính thu hút đông đảo người dân, du khách và phật tử tham gia.

Ngày 23-2 (nhằm ngày 14 tháng Giêng), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức Lễ hội Di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2024.

Video: Đông đảo du khách đến với lễ rước nước, tắm phật ở ngôi chùa cổ bậc nhất miền Trung.

Đây là lần thứ sáu Lễ hội chùa Hoằng Phúc được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách và phật tử tham dự.

 Lễ rước nước từ thượng nguồn về chánh điện Tam Bảo chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

Lễ rước nước từ thượng nguồn về chánh điện Tam Bảo chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

Lễ hội di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24-2 với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh theo nghi thức Phật giáo như: Lễ rước nước từ khu vực An Sinh lên chùa, lễ tắm phật, lễ khai ấn chùa Hoằng Phúc, lễ cúng phật cầu Quốc thái dân an, lễ quy y Tam Bảo...

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn như: Tổ chức hội bài chòi; thi đấu cờ tướng, nhảy bao bố, thi đấu võ cổ truyền,… cùng các hoạt động về nguồn.

Năm nay, lễ rước nước, lễ tắm phật được tổ chức trang nghiêm tại chánh điện Tam Bảo thu hút sự tham gia đông đảo người dân, du khách và phật tử.

 Lễ tắm phật diễn ra trong không gian trang nghiêm. Ảnh: BẢO THIÊN

Lễ tắm phật diễn ra trong không gian trang nghiêm. Ảnh: BẢO THIÊN

Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Với lịch sử hình thành hơn 700 năm, chùa Hoằng Phúc được xem là ngôi chùa cổ bậc nhất miền Trung.

Được tổ chức vào dịp tháng Giêng hàng năm, Lễ hội di tích chùa Hoằng Phúc không chỉ phục vụ tham quan, lễ phật mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân cùng tín đồ phật tử.

Việc tổ chức lễ hội còn góp phần duy trì và phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện.

Qua đó, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.

Một số hình ảnh do PLO ghi nhận:

 Nước tắm phật được đưa từ vực An Sinh (xã Trường Thủy) về chánh điện Tam Bảo chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

Nước tắm phật được đưa từ vực An Sinh (xã Trường Thủy) về chánh điện Tam Bảo chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

 Sau lễ rước nước, Giám tự chùa Hoằng Phúc sẽ làm lễ tắm phật tại trung tâm chánh điện Tam Bảo. Ảnh: BẢO THIÊN

Sau lễ rước nước, Giám tự chùa Hoằng Phúc sẽ làm lễ tắm phật tại trung tâm chánh điện Tam Bảo. Ảnh: BẢO THIÊN

 Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy đánh trống khai hội Lễ hội di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024. Ảnh: BẢO THIÊN

Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy đánh trống khai hội Lễ hội di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024. Ảnh: BẢO THIÊN

 Các phật tử, người dân và du khách thực hiện nghi lễ tắm phật. Ảnh: BẢO THIÊN

Các phật tử, người dân và du khách thực hiện nghi lễ tắm phật. Ảnh: BẢO THIÊN

 Các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong lễ khai hội di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024. Ảnh: BẢO THIÊN.

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong lễ khai hội di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024. Ảnh: BẢO THIÊN.

 Các sản phẩm OCCOP của các địa phương được trưng bày tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

Các sản phẩm OCCOP của các địa phương được trưng bày tại chùa Hoằng Phúc. Ảnh: BẢO THIÊN

BẢO THIÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/dong-dao-du-khach-den-voi-le-ruoc-nuoc-tam-phat-o-ngoi-chua-co-bac-nhat-mien-trung-post777261.html