Giáo viên Nghệ An tình nguyện ôn thi miễn phí cho sĩ tử lớp 12

Tăng tiết, dạy thêm giờ và tình nguyện phụ đạo thêm vào buổi tối là những giải pháp của các trường để giúp học sinh lớp 12 về đích thành công tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

 Hơn 7h tối, dãy phòng học dành cho học sinh lớp 12 - Trường THPT Con Cuông bắt đầu sáng đèn. Lớp ôn tập cho học sinh cuối cấp bắt đầu được mở vào giữa tháng 4 nhằm tăng cường kiến thức để các em chuẩn bị bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Mỹ Hà

Hơn 7h tối, dãy phòng học dành cho học sinh lớp 12 - Trường THPT Con Cuông bắt đầu sáng đèn. Lớp ôn tập cho học sinh cuối cấp bắt đầu được mở vào giữa tháng 4 nhằm tăng cường kiến thức để các em chuẩn bị bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Mỹ Hà

 Tham gia các lớp học buổi tối chủ yếu là những học sinh đi học xa nhà, đang ở trọ tại nhà dân trên địa bàn thị trấn Con Cuông hoặc xã Bồng Khê. Một ngày, ngoài 2 buổi học ở trường, buổi tối từ sau 7h đến 10h đêm các em sẽ tiếp tục đến lớp để ôn tập. Ảnh: Mỹ Hà

Tham gia các lớp học buổi tối chủ yếu là những học sinh đi học xa nhà, đang ở trọ tại nhà dân trên địa bàn thị trấn Con Cuông hoặc xã Bồng Khê. Một ngày, ngoài 2 buổi học ở trường, buổi tối từ sau 7h đến 10h đêm các em sẽ tiếp tục đến lớp để ôn tập. Ảnh: Mỹ Hà

 Để duy trì được những lớp học buổi tối này, nhà trường đã kêu gọi toàn bộ giáo viên trong trường tham gia tình nguyện và miễn phí hoàn toàn việc phụ đạo hướng dẫn cho học sinh. Tất cả các buổi tối, ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ túc trực để kiểm tra nề nếp học tập. Ảnh: Mỹ Hà

Để duy trì được những lớp học buổi tối này, nhà trường đã kêu gọi toàn bộ giáo viên trong trường tham gia tình nguyện và miễn phí hoàn toàn việc phụ đạo hướng dẫn cho học sinh. Tất cả các buổi tối, ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ túc trực để kiểm tra nề nếp học tập. Ảnh: Mỹ Hà

 Trung bình một tuần thầy giáo Đặng Trọng Quang (giáo viên dạy Toán) sẽ tham gia từ 1 - 2 buổi hướng dẫn cho học sinh. Năm nay, dù dạy lớp 11, thầy vẫn cùng đội ngũ giáo viên lớp 12 hỗ trợ học sinh. Những buổi lên lớp đặc biệt này, thầy Quang dường như không có giáo trình cố định mà sẽ trực tiếp hướng dẫn cho từng học sinh. Nhiều buổi học, thầy kiêm nhiệm từ 2 - 3 lớp. Trong ảnh: Nhóm học sinh người dân tộc Đan Lai đến từ xã Châu Khê đang được thầy giáo hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp lớp 12. Phải đi học xa nhà nhưng các em đang nuôi ước mơ để thi đậu vào Trường Đại học Sư phạm, ngành Tiểu học. Học sinh Lê Thị Đào (hàng đầu, bên phải) cho biết: Em thi khối C nên môn Toán em học không tốt lắm. Hiện nay điểm trung bình môn Toán chỉ được gần 4 điểm em nên đang rất lo lắng. Buổi tối được sang trường học em thấy yên tâm hơn vì có thầy cô và các bạn hỗ trợ. Ảnh: Mỹ Hà

Trung bình một tuần thầy giáo Đặng Trọng Quang (giáo viên dạy Toán) sẽ tham gia từ 1 - 2 buổi hướng dẫn cho học sinh. Năm nay, dù dạy lớp 11, thầy vẫn cùng đội ngũ giáo viên lớp 12 hỗ trợ học sinh. Những buổi lên lớp đặc biệt này, thầy Quang dường như không có giáo trình cố định mà sẽ trực tiếp hướng dẫn cho từng học sinh. Nhiều buổi học, thầy kiêm nhiệm từ 2 - 3 lớp. Trong ảnh: Nhóm học sinh người dân tộc Đan Lai đến từ xã Châu Khê đang được thầy giáo hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp lớp 12. Phải đi học xa nhà nhưng các em đang nuôi ước mơ để thi đậu vào Trường Đại học Sư phạm, ngành Tiểu học. Học sinh Lê Thị Đào (hàng đầu, bên phải) cho biết: Em thi khối C nên môn Toán em học không tốt lắm. Hiện nay điểm trung bình môn Toán chỉ được gần 4 điểm em nên đang rất lo lắng. Buổi tối được sang trường học em thấy yên tâm hơn vì có thầy cô và các bạn hỗ trợ. Ảnh: Mỹ Hà

 Không chỉ được thầy cô trực tiếp hướng dẫn, lớp học tăng cường buổi tối còn là nơi để những học sinh đi học xa nhà được chia sẻ, tương trợ lẫn nhau. Không khí ở các lớp học vào những ngày thi được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả. Ảnh: Mỹ Hà

Không chỉ được thầy cô trực tiếp hướng dẫn, lớp học tăng cường buổi tối còn là nơi để những học sinh đi học xa nhà được chia sẻ, tương trợ lẫn nhau. Không khí ở các lớp học vào những ngày thi được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả. Ảnh: Mỹ Hà

 Nam sinh Hoàng Anh Đức - lớp 12D, nhà ở ngay thị trấn Trà Lân - huyện Con Cuông. Năm học này em đang nuôi dưỡng ước mơ để vào ngành Quản trị kinh doanh. Hiện Anh Đức đã thi để lấy chứng chỉ IELTS và tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực. Trong những ngày nước rút, thay vì chọn học ở nhà, em đã tự nguyện sang trường tham gia lớp học với các bạn cùng lớp vì thấy mô hình này khá hiệu quả. Trong ảnh, thầy giáo Phan Trần Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường đang hướng dẫn Anh Đức xem lại đề thi và tư vấn cho em cách chọn trường phù hợp với năng lực. Ảnh: Mỹ Hà

Nam sinh Hoàng Anh Đức - lớp 12D, nhà ở ngay thị trấn Trà Lân - huyện Con Cuông. Năm học này em đang nuôi dưỡng ước mơ để vào ngành Quản trị kinh doanh. Hiện Anh Đức đã thi để lấy chứng chỉ IELTS và tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực. Trong những ngày nước rút, thay vì chọn học ở nhà, em đã tự nguyện sang trường tham gia lớp học với các bạn cùng lớp vì thấy mô hình này khá hiệu quả. Trong ảnh, thầy giáo Phan Trần Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường đang hướng dẫn Anh Đức xem lại đề thi và tư vấn cho em cách chọn trường phù hợp với năng lực. Ảnh: Mỹ Hà

 Lớp học buổi tối, ngoài những học sinh đang trọ học gần trường, nhiều học sinh ở xa cũng tình nguyện đến tham gia học tập. Trong ảnh, học sinh Lang Quốc Thái, nhà ở bản Kẻ Mẽ, xã Mậu Đức. Mỗi buổi tối, em tự đi xe máy gần 30 km từ nhà lên trường và ngược lại để được cô giáo hướng dẫn. Nam sinh này đang nuôi ước mơ vào học ngành Sư phạm Thể dục thể thao. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (áo vàng) chia sẻ: Tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa là giáo viên dạy Địa lý lớp 12. Vào mùa thi, giáo viên dạy cuối cấp sẽ vất vả hơn nhưng nếu mình đặt tâm, đặt trách nhiệm vào học trò thì sẽ không thấy khó khăn nữa. Đặc thù ở trường chúng tôi các em phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em phải đi học xa nhà, không có bố mẹ hỗ trợ bên cạnh nên các em rất vất vả. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ học sinh về kiến thức, chúng tôi còn làm công tác định hướng để mong có nhiều hơn nữa học sinh chọn con đường vào đại học, cao đẳng, đi học nghề, để các em được thay đổi cuộc đời. Ảnh: Mỹ Hà

Lớp học buổi tối, ngoài những học sinh đang trọ học gần trường, nhiều học sinh ở xa cũng tình nguyện đến tham gia học tập. Trong ảnh, học sinh Lang Quốc Thái, nhà ở bản Kẻ Mẽ, xã Mậu Đức. Mỗi buổi tối, em tự đi xe máy gần 30 km từ nhà lên trường và ngược lại để được cô giáo hướng dẫn. Nam sinh này đang nuôi ước mơ vào học ngành Sư phạm Thể dục thể thao. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Ngọc (áo vàng) chia sẻ: Tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa là giáo viên dạy Địa lý lớp 12. Vào mùa thi, giáo viên dạy cuối cấp sẽ vất vả hơn nhưng nếu mình đặt tâm, đặt trách nhiệm vào học trò thì sẽ không thấy khó khăn nữa. Đặc thù ở trường chúng tôi các em phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em phải đi học xa nhà, không có bố mẹ hỗ trợ bên cạnh nên các em rất vất vả. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ học sinh về kiến thức, chúng tôi còn làm công tác định hướng để mong có nhiều hơn nữa học sinh chọn con đường vào đại học, cao đẳng, đi học nghề, để các em được thay đổi cuộc đời. Ảnh: Mỹ Hà

 Thời điểm này, dù năm học 2023 - 2024 đã đi vào những ngày cuối cùng nhưng ở nhiều trường THPT, các lớp ôn thi cho học sinh lớp 12 vẫn được tổ chức một cách bài bản. Điều đặc biệt, ngoài tổ chức dạy chính khóa ở trường, nhiều trường còn tổ chức dạy thêm các tiết học với hình thức hoàn toàn miễn phí để hỗ trợ cho các học sinh ôn thi. Trong ảnh: Lớp học miễn phí cho học sinh cuối cấp được Trường THPT Nghi Lộc 5 tổ chức từ đầu tháng 2. Lớp học này thường bắt đầu vào tiết 5 (cuối buổi sáng) hoặc từ sau 4h chiều. Học sinh tham gia chủ yếu là các em có nguy cơ trượt tốt nghiệp hoặc học lực còn nhiều hạn chế. Ảnh: Mỹ Hà

Thời điểm này, dù năm học 2023 - 2024 đã đi vào những ngày cuối cùng nhưng ở nhiều trường THPT, các lớp ôn thi cho học sinh lớp 12 vẫn được tổ chức một cách bài bản. Điều đặc biệt, ngoài tổ chức dạy chính khóa ở trường, nhiều trường còn tổ chức dạy thêm các tiết học với hình thức hoàn toàn miễn phí để hỗ trợ cho các học sinh ôn thi. Trong ảnh: Lớp học miễn phí cho học sinh cuối cấp được Trường THPT Nghi Lộc 5 tổ chức từ đầu tháng 2. Lớp học này thường bắt đầu vào tiết 5 (cuối buổi sáng) hoặc từ sau 4h chiều. Học sinh tham gia chủ yếu là các em có nguy cơ trượt tốt nghiệp hoặc học lực còn nhiều hạn chế. Ảnh: Mỹ Hà

 Trước khi tổ chức lớp học này, Trường THPT Nghi Lộc 5 đã tổ chức kiểm tra, phân loại học sinh. Sau mỗi đợt học, nhà trường sẽ tổ chức thi thử để đánh giá năng lực. Do kết quả làm bài của mỗi học sinh khác nhau nên sỹ số ở các lớp phụ đạo sẽ biến động thường xuyên. Thời điểm cuối năm học, ngoài những học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp, nhiều học sinh có học lực khá cũng tự nguyện tham gia để mong có nâng cao kết quả thi. Ảnh: Mỹ Hà

Trước khi tổ chức lớp học này, Trường THPT Nghi Lộc 5 đã tổ chức kiểm tra, phân loại học sinh. Sau mỗi đợt học, nhà trường sẽ tổ chức thi thử để đánh giá năng lực. Do kết quả làm bài của mỗi học sinh khác nhau nên sỹ số ở các lớp phụ đạo sẽ biến động thường xuyên. Thời điểm cuối năm học, ngoài những học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp, nhiều học sinh có học lực khá cũng tự nguyện tham gia để mong có nâng cao kết quả thi. Ảnh: Mỹ Hà

 Để duy trì các lớp phụ đạo, ban giám hiệu và đoàn thanh niên của trường cùng vào cuộc. Thầy giáo Lê Văn Hảo - Bí thư Đoàn trường chia sẻ: Ban đầu khi chúng tôi mới triển khai nhiều học sinh cố tình không tham gia. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức họp phụ huynh và trao đổi trực tiếp với các em. Hàng ngày, đoàn trường sẽ đi kiểm tra sỹ số các lớp, nếu học sinh nào vắng sẽ được nhắc nhở và báo với phụ huynh để phối hợp tổ chức. Sau một thời gian, các lớp học đã đi vào nề nếp và lực học của các em có sự tiến bộ vượt bậc. Ảnh: Mỹ Hà

Để duy trì các lớp phụ đạo, ban giám hiệu và đoàn thanh niên của trường cùng vào cuộc. Thầy giáo Lê Văn Hảo - Bí thư Đoàn trường chia sẻ: Ban đầu khi chúng tôi mới triển khai nhiều học sinh cố tình không tham gia. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức họp phụ huynh và trao đổi trực tiếp với các em. Hàng ngày, đoàn trường sẽ đi kiểm tra sỹ số các lớp, nếu học sinh nào vắng sẽ được nhắc nhở và báo với phụ huynh để phối hợp tổ chức. Sau một thời gian, các lớp học đã đi vào nề nếp và lực học của các em có sự tiến bộ vượt bậc. Ảnh: Mỹ Hà

 Ngoài hướng dẫn ôn tập theo từng lớp, các giáo viên còn trực tiếp hướng dẫn cho học sinh sau mỗi buổi học. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Anh - giáo viên môn tiếng Anh cho biết: Tiếng Anh là môn khó nhất với chúng tôi. Như lớp A5 của tôi chủ nhiệm, cuối học kỳ 1, điểm khảo sát trung bình chỉ 4,06 điểm và chúng tôi rất lo lắng. Thời gian qua, ngoài tổ chức ôn tập, kèm, phụ đạo thêm cho học sinh, chúng tôi đã ra bài tập thường xuyên trên hệ thống Azota, yêu cầu các em làm bài trên hệ thống LMS của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các bài tập của các em sẽ được giáo viên kiểm tra hàng ngày và chấm, chữa trực tiếp trên từng bài làm của học sinh. Sau hơn 3 tháng kiên trì, ở Kỳ thi thử mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo, điểm tiếng Anh của chúng tôi đã lên đến 4,96 và chúng tôi đang đặt mục tiêu sẽ tăng lên 5,01 ở kỳ thi thật. Ảnh: Mỹ Hà

Ngoài hướng dẫn ôn tập theo từng lớp, các giáo viên còn trực tiếp hướng dẫn cho học sinh sau mỗi buổi học. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Anh - giáo viên môn tiếng Anh cho biết: Tiếng Anh là môn khó nhất với chúng tôi. Như lớp A5 của tôi chủ nhiệm, cuối học kỳ 1, điểm khảo sát trung bình chỉ 4,06 điểm và chúng tôi rất lo lắng. Thời gian qua, ngoài tổ chức ôn tập, kèm, phụ đạo thêm cho học sinh, chúng tôi đã ra bài tập thường xuyên trên hệ thống Azota, yêu cầu các em làm bài trên hệ thống LMS của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các bài tập của các em sẽ được giáo viên kiểm tra hàng ngày và chấm, chữa trực tiếp trên từng bài làm của học sinh. Sau hơn 3 tháng kiên trì, ở Kỳ thi thử mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo, điểm tiếng Anh của chúng tôi đã lên đến 4,96 và chúng tôi đang đặt mục tiêu sẽ tăng lên 5,01 ở kỳ thi thật. Ảnh: Mỹ Hà

 Sau nhiều tháng nỗ lực tăng cường phụ đạo cho học sinh, đối tượng học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp ở Trường THPT Nghi Lộc 5 đang giảm dần, chỉ còn khoảng 20 em. Tín hiệu vui là tại Kỳ thi thử do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức điểm xếp hạng chung của trường đã vươn lên vị trí thứ 21/105 đơn vị trong toàn tỉnh, nhiều môn có sự tiến bộ vượt bậc. Thầy giáo Nguyễn Anh Dương - Phó Hiệu trưởng cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, tập thể nhà trường đã nỗ lực cố gắng vì học trò và vì chất lượng giáo dục. Mục đích cuối cùng là để các em có một mùa thi thành công và có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, có đủ kiến thức để có thể lựa chọn nhiều công việc trong tương lai. Ảnh: Mỹ Hà

Sau nhiều tháng nỗ lực tăng cường phụ đạo cho học sinh, đối tượng học sinh có nguy cơ trượt tốt nghiệp ở Trường THPT Nghi Lộc 5 đang giảm dần, chỉ còn khoảng 20 em. Tín hiệu vui là tại Kỳ thi thử do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức điểm xếp hạng chung của trường đã vươn lên vị trí thứ 21/105 đơn vị trong toàn tỉnh, nhiều môn có sự tiến bộ vượt bậc. Thầy giáo Nguyễn Anh Dương - Phó Hiệu trưởng cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, tập thể nhà trường đã nỗ lực cố gắng vì học trò và vì chất lượng giáo dục. Mục đích cuối cùng là để các em có một mùa thi thành công và có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, có đủ kiến thức để có thể lựa chọn nhiều công việc trong tương lai. Ảnh: Mỹ Hà

Mỹ Hà

Nguồn Nghệ An: https://baonghean.vn/giao-vien-nghe-an-tinh-nguyen-on-thi-mien-phi-cho-si-tu-lop-12-post289344.html