Hàng nghìn người đến chùa Pháp hoa thả hoa đăng mừng đại lễ Phật đản

Hàng ngàn người cùng nhau thả hoa đăng xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với nguyện cầu bình an, ước mong điều tốt đẹp nhất đến bản thân và mọi người, cộng đồng.

Tối 19-5, hàng nghìn người dân, phật tử đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TP.HCM), tham gia lễ hội thả hoa đăng, kính mừng dịp đại lễ Phật đản năm 2024.

Đại lễ Phật đản là lễ trọng đại, diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 4 âm lịch để tưởng niệm ngày Đức Phật ra đời.

Hoạt động thả đèn hoa đăng do chùa Pháp Hoa tổ chức, bắt đầu từ năm 2006 nhằm cầu mong quốc thái dân an, tôn vinh những giá trị tinh thần mà . Sự kiện thu hút hàng trămPhật tử và nhiều người ngoại đạo.

Mặc dù, chương trình thả hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mừng đại lễ Phật đản của chùa Pháp Hoa 18 giờ 30 mới bắt đầu nhưng từ 16 giờ chiều đã có đông đảo người dân, Phật tử tới xếp hàng để vào khu vực sát bờ kênh thả hoa đăng.

 Không vào được bên trong khuôn viên chùa, nhiều người dân đã lựa chọn cho mình một vị trí đứng đẹp nhất phía đối diện tại đường Hoàng Sa, để xem hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

Không vào được bên trong khuôn viên chùa, nhiều người dân đã lựa chọn cho mình một vị trí đứng đẹp nhất phía đối diện tại đường Hoàng Sa, để xem hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

 Một số bạn trẻ tranh thủ dùng thiết bị di động ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất của lễ hội hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

Một số bạn trẻ tranh thủ dùng thiết bị di động ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất của lễ hội hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

 Chị Mỹ Hạnh (Thủ Dầu Một, Bình Dương) chia sẻ: “Tôi cùng người bạn từ Bình Dương sang TP. HCM, xem hoa đăng tại chùa Pháp Hoa. Lần đầu tiên tôi đến đây, thật bất ngờ khi có rất nhiều người tham gia hoạt động này. Năm sau khi có cơ hội, tôi sẽ quay lại đây để tiếp tục thả hoa đăng”. Ảnh: THUẬN VĂN

Chị Mỹ Hạnh (Thủ Dầu Một, Bình Dương) chia sẻ: “Tôi cùng người bạn từ Bình Dương sang TP. HCM, xem hoa đăng tại chùa Pháp Hoa. Lần đầu tiên tôi đến đây, thật bất ngờ khi có rất nhiều người tham gia hoạt động này. Năm sau khi có cơ hội, tôi sẽ quay lại đây để tiếp tục thả hoa đăng”. Ảnh: THUẬN VĂN

 Những nguyện vọng tốt đẹp về cuộc sống bình yên, hạnh phúc được người dân viết lên những cánh đèn hoa và thả trôi trên kênh Nhiêu Lộc. Ảnh: THUẬN VĂN

Những nguyện vọng tốt đẹp về cuộc sống bình yên, hạnh phúc được người dân viết lên những cánh đèn hoa và thả trôi trên kênh Nhiêu Lộc. Ảnh: THUẬN VĂN

 Nhiều bạn trẻ gửi gắm lời nguyện cầu bình an, điều ước và những lời chúc tốt đẹp nhất đến chính mình và những người thân yêu. Ảnh: THUẬN VĂN

Nhiều bạn trẻ gửi gắm lời nguyện cầu bình an, điều ước và những lời chúc tốt đẹp nhất đến chính mình và những người thân yêu. Ảnh: THUẬN VĂN

 Bên trong khuôn viên chùa Pháp hoa chật kín người. Ảnh: THUẬN VĂN

Bên trong khuôn viên chùa Pháp hoa chật kín người. Ảnh: THUẬN VĂN

 Nhiều người dân chờ ở lầu 2 và 3 chùa để chờ, mong muốn tận tay thả hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

Nhiều người dân chờ ở lầu 2 và 3 chùa để chờ, mong muốn tận tay thả hoa đăng. Ảnh: THUẬN VĂN

 Nằm cạnh kênh Nhiêu Lộc, chùa Pháp Hoa là một trong số ít những ngôi chùa tại TP.HCM tổ chức thả hoa đăng vào các dịp Phật đản, lễ kỷ niệm quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: THUẬN VĂN

Nằm cạnh kênh Nhiêu Lộc, chùa Pháp Hoa là một trong số ít những ngôi chùa tại TP.HCM tổ chức thả hoa đăng vào các dịp Phật đản, lễ kỷ niệm quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: THUẬN VĂN

 Để đảm bảo an toàn cho người dân, chùa Pháp Hoa đã chuẩn bị thuyền, các phật tử nhận hoa đăng và thả trôi theo dòng nước. Khoảng 18h30, những hoa đăng đầu tiên được thả xuống kênh Nhiêu Lộc. Ảnh: THUẬN VĂN

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chùa Pháp Hoa đã chuẩn bị thuyền, các phật tử nhận hoa đăng và thả trôi theo dòng nước. Khoảng 18h30, những hoa đăng đầu tiên được thả xuống kênh Nhiêu Lộc. Ảnh: THUẬN VĂN

 Thông tin về lễ hội thả hoa đăng tại chùa Pháp Hoa cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, vì vậy nhiều người đã hẹn bạn bè cùng đến tham dự lễ. Ảnh: THUẬN VĂN

Thông tin về lễ hội thả hoa đăng tại chùa Pháp Hoa cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, vì vậy nhiều người đã hẹn bạn bè cùng đến tham dự lễ. Ảnh: THUẬN VĂN

 Theo ghi nhận từ 18h đến hơn 19h, các tuyến đường quanh khu vực chùa, tình hình giao thông có hiện tượng ùn ứ cục bộ. Ảnh: THUẬN VĂN

Theo ghi nhận từ 18h đến hơn 19h, các tuyến đường quanh khu vực chùa, tình hình giao thông có hiện tượng ùn ứ cục bộ. Ảnh: THUẬN VĂN

 Dòng xe gần như chôn chân tại đường Hoàng sa (hướng về cầu Lê Văn Sỹ). Ảnh: THUẬN VĂN

Dòng xe gần như chôn chân tại đường Hoàng sa (hướng về cầu Lê Văn Sỹ). Ảnh: THUẬN VĂN

 Cảnh sát giao thông, công an cật lực điều tiết giao thông nhằm giảm tải tình trạng ùn ứ. Ảnh: THUẬN VĂN

Cảnh sát giao thông, công an cật lực điều tiết giao thông nhằm giảm tải tình trạng ùn ứ. Ảnh: THUẬN VĂN

Thông điệp Đại lễ Phật đản 2024

Đại lễ Phật đản là lễ trọng đại, diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 4 âm lịch để kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - người khai sáng đạo Phật.

Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) không những là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, trở thành ngày lễ hội văn hóa tôn giáo của toàn cầu.

Lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, từ ngày 8 tháng 4 đến hết ngày Rằm tháng Tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày Rằm tháng Tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8-4 Âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản (15-4 âm lịch hàng năm) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Mới đây, trong thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh Đại lễ Phật đản là dịp cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha, đầy thương yêu và trí tuệ của Đức Phật.

THUẬN VĂN

Nguồn PLO: https://plo.vn/hang-nghin-nguoi-den-chua-phap-hoa-tha-hoa-dang-mung-dai-le-phat-dan-post791404.html