Hòn đảo 'tử thần', mỗi mét vuông có tới 5 con rắn độc trú ngụ

Đảo Ilha da Queimada Grande (hay còn gọi đảo Rắn) ở Brazil là nơi duy nhất trên Trái đất có thể tìm thấy rắn hổ lục đầu vàng. Nọc độc của loài rắn 'tử thần' này phát tác rất nhanh.

Nằm cách trung tâm thành phố Sao Paulo, Brazil khoảng 93 km, đảo Ilha da Queimada Grande còn được biết đến với biệt danh khét tiếng là "đảo Rắn". Sở dĩ như vậy là vì hòn đảo chỉ rộng khoảng 43 ha nhưng cứ mỗi mét vuông trên đảo lại có từ 1 - 5 con rắn, bao gồm rắn hổ lục đầu vàng - loài rắn "tử thần".

Nằm cách trung tâm thành phố Sao Paulo, Brazil khoảng 93 km, đảo Ilha da Queimada Grande còn được biết đến với biệt danh khét tiếng là "đảo Rắn". Sở dĩ như vậy là vì hòn đảo chỉ rộng khoảng 43 ha nhưng cứ mỗi mét vuông trên đảo lại có từ 1 - 5 con rắn, bao gồm rắn hổ lục đầu vàng - loài rắn "tử thần".

Theo các chuyên gia, trong số các loài rắn độc nguy hiểm trú ngụ trên đảo Ilha da Queimada Grande, đáng sợ nhất là loài rắn hổ lục đầu vàng (Bothrops insularis). Mỗi con rắn này khi trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 1,2m.

Theo các chuyên gia, trong số các loài rắn độc nguy hiểm trú ngụ trên đảo Ilha da Queimada Grande, đáng sợ nhất là loài rắn hổ lục đầu vàng (Bothrops insularis). Mỗi con rắn này khi trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 1,2m.

Loài rắn hổ lục đầu vàng nguy hiểm tới mức hải quân Brazil cấm người dân lên đảo từ những năm 1920. Theo các chuyên gia, sự hiện diện của loài rắn hổ lục đầu giáo vàng nhiều khả năng là kết quả của mực nước biển dâng cao.

Loài rắn hổ lục đầu vàng nguy hiểm tới mức hải quân Brazil cấm người dân lên đảo từ những năm 1920. Theo các chuyên gia, sự hiện diện của loài rắn hổ lục đầu giáo vàng nhiều khả năng là kết quả của mực nước biển dâng cao.

Vào khoảng 10.000 năm trước, đảo Rắn từng là một phần đất liền của Brazil nhưng khi nước biển dâng cao, nó đã tách ra và biến thành hòn đảo như ngày nay.

Vào khoảng 10.000 năm trước, đảo Rắn từng là một phần đất liền của Brazil nhưng khi nước biển dâng cao, nó đã tách ra và biến thành hòn đảo như ngày nay.

Rắn hổ lục đầu vàng nhanh chóng thích nghi với điều kiện trên đảo. Ngay cả nọc độc của chúng tiến hóa để giết chết các loài vật bị mắc kẹt trên đảo Rắn khi mực nước biển dâng và chim di cư.

Rắn hổ lục đầu vàng nhanh chóng thích nghi với điều kiện trên đảo. Ngay cả nọc độc của chúng tiến hóa để giết chết các loài vật bị mắc kẹt trên đảo Rắn khi mực nước biển dâng và chim di cư.

Đảo Rắn không có động vật có vú nên rắn hổ lục đầu vàng không có kẻ thù nguy hiểm. Vì vậy, nọc độc của chúng dùng để săn mồi thay vì tự vệ.

Đảo Rắn không có động vật có vú nên rắn hổ lục đầu vàng không có kẻ thù nguy hiểm. Vì vậy, nọc độc của chúng dùng để săn mồi thay vì tự vệ.

Nghiên cứu chỉ ra nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng phát tác nhanh nhất so với bất kỳ loài rắn nào thuộc chi Bothrops. Thậm chí, nọc độc của chúng mạnh gấp 5 lần nọc độc của loài họ hàng gần là Bothrops jararaca sống ở đất liền.

Nghiên cứu chỉ ra nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng phát tác nhanh nhất so với bất kỳ loài rắn nào thuộc chi Bothrops. Thậm chí, nọc độc của chúng mạnh gấp 5 lần nọc độc của loài họ hàng gần là Bothrops jararaca sống ở đất liền.

Các nhà nghiên cứu suy đoán sở dĩ như vậy là vì loài rắn này đòi hỏi phải săn bắt chim thật nhanh nên nọc độc càng ngày càng mạnh.

Các nhà nghiên cứu suy đoán sở dĩ như vậy là vì loài rắn này đòi hỏi phải săn bắt chim thật nhanh nên nọc độc càng ngày càng mạnh.

Nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng cũng được các chuyên gia phát hiện phát tác nhanh ở người. Nếu người nào bị loài rắn này cắn thì sẽ có các triệu chứng như: đau cục bộ, sưng phù, nôn mửa, chảy máu ruột, suy thận và chết mô. Trong trường hợp không được điều trị y tế, giải độc kịp thời thì nạn nhân bị rắn cắn sẽ mất mạng.

Nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng cũng được các chuyên gia phát hiện phát tác nhanh ở người. Nếu người nào bị loài rắn này cắn thì sẽ có các triệu chứng như: đau cục bộ, sưng phù, nôn mửa, chảy máu ruột, suy thận và chết mô. Trong trường hợp không được điều trị y tế, giải độc kịp thời thì nạn nhân bị rắn cắn sẽ mất mạng.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 2.000 - 4.000 con rắn hổ lục đầu vàng phân bố trên đảo Rắn. Đây là loài rắn chỉ tìm thấy ở nơi này và nằm trong danh mục cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 2.000 - 4.000 con rắn hổ lục đầu vàng phân bố trên đảo Rắn. Đây là loài rắn chỉ tìm thấy ở nơi này và nằm trong danh mục cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Mời độc giả xem video: Rắn hổ mang ngoan ngoãn để khỉ chơi đùa như một món đồ chơi.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hon-dao-tu-than-moi-met-vuong-co-toi-5-con-ran-doc-tru-ngu-1992094.html