Khám phá tinh hoa thổ cẩm của người dân tộc Pà Thẻn - Tuyên Quang

Đến xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, du khách sẽ bị thu hút bởi hình ảnh người phụ nữ Pà Thẻn với trang phục thổ cẩm sặc sỡ sắc màu được tạo nên từ chính đôi tay khéo léo.

Là xã xa xôi nhất của tỉnh Tuyên Quang, xã Hồng Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn, một nét đặc sắc trong nghệ thuật chế tác những bộ trang phục truyền thống, góp phần tạo lên vẻ đẹp văn hóa mỗi dân tộc ở vùng đất này.

 Một bộ trang phục hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi phụ nữ Pà Thẻn phải lao động miệt mài bên khung cửi hàng tháng trời.

Một bộ trang phục hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi phụ nữ Pà Thẻn phải lao động miệt mài bên khung cửi hàng tháng trời.

Nhóm phóng viên báo Nhà báo và Công luận đến xã Hồng Quang vào đúng dịp xã tổ chức hoạt động thi dệt thổ cẩm. Các bà, các chị hay cả những lớp trẻ cũng đều tham gia, một số xã lân cận cùng tựu chung lại để chiêm những những đôi bàn tay khéo léo để dệt nên những tấm thổ cẩm vô cùng đặc sắc.

Một bộ trang phục hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi phụ nữ Pà Thẻn phải lao động miệt mài bên khung cửi hàng tháng trời bởi y phục của họ rất cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ và trong từng họa tiết trên y phục. Từ khi còn nhỏ, các chị em được bà, mẹ dạy thêu, may trang phục của dân tộc để tự may bộ váy cưới cho mình.

Chị Lý Thị Ngọc – người Pà Thẻn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: “Trước đây nguyên liệu dệt vải là kéo từ sợi cây bông, cây đay, thế nhưng hiện nay chủ yếu dùng len chỉ bởi những nguyên liệu này có thể mua sẵn. Sau khi nhuộm màu là mắc sợi, sang chỉ dệt thành những mảnh vải thổ cẩm hình vuông hay dải vải khổ nhỏ hoặc rộng đắp trực tiếp lên vải áo, khăn hoặc váy. Trong các mảng hoa văn, bao giờ hoa văn chủ đạo cũng được làm nổi bật, màu đỏ là màu sắc chính của bộ trang phục nữ. Màu đỏ trong trang phục của người Pà Thẻn được ví như màu của con chim lửa”.

 Trong các mảng hoa văn, bao giờ hoa văn chủ đạo cũng được làm nổi bật, màu đỏ là màu sắc chính của bộ trang phục nữ.

Trong các mảng hoa văn, bao giờ hoa văn chủ đạo cũng được làm nổi bật, màu đỏ là màu sắc chính của bộ trang phục nữ.

Trên mỗi trang phục của người Pà Thẻn luôn có những hình như: Ngôi nhà, quả trám, cây cầu, con chó, đây là những điểm khác biệt để mọi người có thể phát hiện với mỗi trang phục của dân tộc khác. Ngoài ra, còn có nhiều hoa văn phong phú khác như: Hình người, chân chó, mắt cua, con nghé, sừng trâu, cây thông, cây cỏ… được phân bố hòa hợp trên bộ trang phục. Ẩn sâu trong mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội.

Thành phần trong gia đình của dân tộc Pà Thẻn đều có trang phục riêng. Trang phục nam giới lấy màu chàm làm chủ đạo, phụ nữ thì gắn liền với sắc đỏ rực rỡ, còn trẻ em được chú ý bởi chiếc mũ đội đầu nhiều màu sắc, mũ của bé gái có những chùm bông len đỏ.

Du khách đến từ Hà Nội, chị Ngọc Thanh tâm sự với chúng tôi: “Trên mỗi trang phục có rất nhiều hoa văn, những chi tiết nhỏ cũng được phụ nữ Pà Thẻn thực hiện tỉ mỉ, khiến tôi rất khâm phục. Tôi đã mua một vài món đồ để làm quà cho người thân”.

Nhìn vào đôi bàn tay thoăn thoắt làm ra những tấm thổ cẩm, những bộ trang phục mới thấy tài năng và sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ Pà Thẻn, ai nấy đều rất tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống. Bộ trang phục không những tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Pà Thẻn nói riêng mà còn tôn vinh được cả vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

 Để ý trên mỗi trang phục của người Pà Thẻn luôn có những hình: Ngôi nhà, quả trám, cây cầu, con chó, đây là những điểm khác biệt để mọi người có thể phát hiện với mỗi trang phục của dân tộc khác.

Để ý trên mỗi trang phục của người Pà Thẻn luôn có những hình: Ngôi nhà, quả trám, cây cầu, con chó, đây là những điểm khác biệt để mọi người có thể phát hiện với mỗi trang phục của dân tộc khác.

Để bảo tồn và phát huy nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống, chính quyền địa phương cũng đã quan tâm và chỉ đạo nhiều lớp dạy nghề, hướng dẫn cho những bạn trẻ học các kỹ năng thêu để cho ra nhiều sản phẩm thổ cẩm đẹp, chất lượng tốt.

Hiện các sản phẩm thổ cẩm truyền thống nơi đây khá đa dạng, từ quần, áo đến đồ lưu niệm: chăn, mũ, khăn quàng thổ cẩm, tất cả đều mang ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của người Pà Thẻn, sản phẩm được du khách vô cùng thích thú và ưa chuộng.

Bài và ảnh: Thanh Hoài

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/kham-pha-tinh-hoa-tho-cam-cua-nguoi-dan-toc-pa-then--tuyen-quang-post264659.html