Mừng Lễ 30/4, TP. HCM sẽ bắn pháo hoa nhiều nhất từ trước tới nay, với 16 điểm
16 điểm bắn pháo hoa, gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện thuộc TP. HCM.
UBND TP. HCM có văn bản chỉ đạo về việc bắn pháo hoa Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP. HCM đồng ý với đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao; Bộ Tư lệnh Thành phố về việc tổ chức 16 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp.
Thời gian bắn pháo hoa là từ 21h đến 21h15 phút, ngày 30/4. Kinh phí thực hiện từ nguồn xã hội hóa.
Cụ thể, các điểm dọc tuyến sông Sài Gòn: 10 điểm (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp).
Điểm 1: Khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức.
Điểm 2: Công viên khu Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh.
Điểm 3: Khu vực cầu Rạch Chiếc, phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức.
Điểm 4: Khu biệt thự Thảo Điền, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức.
Điểm 5: Khu công viên Landmark 81, phường 22, quận Bình Thạnh.
Điểm 6: Cầu tàu Ba Son, phường Bến Nghé, quận 1.
Điểm 7: Cầu tàu Bến Bạch Đằng, phường Bến Nghé, quận 1 (bắn trên sà lan).
Điểm 8: Khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn, TP. Thủ Đức (điểm bắn tầm cao).
Điểm 9: Khu vực cầu Tân Thuận 1, phường 18, quận 4.Điểm 10: Khu bờ sông phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức.
Các điểm trên các hướng khác: 6 điểm tầm thấp.
Điểm 11: Lô N4-D6 Khu Công nghiệp Tây Bắc, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.
Điểm 12: Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
Điểm 13: Khu truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.
Điểm 14: Công viên Văn hóa Đầm Sen, phường 3, quận 11.
Điểm 15: Trung tâm Hành chính quận 7, phường Tân Phú, quận 7.
Điểm 16: Quảng trường Rừng Sác, huyện Cần Giờ.