Muôn kiểu trừng phạt các 'con nợ khó đòi' của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những công dân bị xếp vào diện nợ khó đòi sẽ bị hạn chế tiếp cận một số dịch vụ trong nước, như tàu cao tốc và du lịch hàng không, thậm chí một số người sẽ không thể kiếm một việc làm trong cơ quan chính phủ hay đặt khách sạn sang trọng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cuộc sống của những "con nợ"

Qin Huangsheng từng tưởng tượng về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thành phố khi cô rời làng quê để trở thành công nhân nhà máy ở tuổi 16.

Giờ đây, ở độ tuổi ngoài 40, cô có khoản nợ cá nhân lên tới 40.000 USD và mức lương cơ bản là 400 USD/tháng. Cô Qin bị chặn mua vé tàu cao tốc của Trung Quốc, nhưng đây chỉ là một trong những hình phạt trong số loạt biện pháp Bắc Kinh áp dụng với những "con nợ" khó đòi.

Trên những chuyến tàu chậm chạp cũ kỹ mà cô phải đi, Qin thỉnh thoảng nhìn những hành khách khác và nghĩ: “Không biết họ có phải đều là những con nợ khó đòi như mình không”.

Theo đó, người dân khắp Trung Quốc đang phải chịu áp lực lớn do có nợ khó đòi và bị chính phủ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu không trả tiền.

Theo Wall Street Journal, Bắc Kinh "trấn áp" những con nợ quá hạn bằng cách thu tiền lương hoặc hạn chế cho họ nhận được các công việc trong chính phủ, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận tàu cao tốc và du lịch hàng không.

Nhiều người bị cấm mua các hợp đồng bảo hiểm đắt tiền và bị cấm đi nghỉ hoặc ở trong những khách sạn sang trọng. Nhà chức trách có thể giam giữ họ nếu họ không tuân thủ.

Một số công ty điện thoại ở Trung Quốc còn cài nhạc chuông đặc biệt cho những người mắc nợ để cảnh báo những người khác rằng họ đang nói chuyện với ai đó trên bờ vực phá sản.

Danh sách đen nợ quá hạn

Những con nợ chưa thanh toán được đưa vào danh sách đen nợ quá hạn của chính phủ, gọi là "laolai" - tạm dịch là "những con nợ bế tắc". Và số lượng người bị đưa vào danh sách này hiện rơi vào khoảng 8,54 triệu người, tăng gần 50% kể từ cuối năm 2019, theo tờ Financial Times.

Tòa án cũng có thể đưa người vào danh sách đen khi không thi hành án để hoàn trả tiền hoặc bị cho là không hợp tác trong quá trình tố tụng.

Tuy nhiên, thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán cá nhân ở Trung Quốc khá khó khăn. Không giống như ở Mỹ, Trung Quốc không cho phép hầu hết mọi người, kể cả những người gặp vận rủi, tuyên bố phá sản để xóa nợ khó đòi và tiếp tục cuộc sống, vì một số học giả ở Trung Quốc cho rằng điều này là không công bằng.

Đường sắt cao tốc là một trong các dịch vụ "con nợ" không thể tiếp cận.

Đường sắt cao tốc là một trong các dịch vụ "con nợ" không thể tiếp cận.

Nợ hộ gia đình đã tăng 50% trong 5 năm qua lên khoảng 11.000 tỷ USD hiện nay. Mặc dù con số này thấp hơn số tiền 17.500 tỷ USD mà người Mỹ nợ nhưng đó là một khoản tiền khổng lồ ở một đất nước mà người dân kiếm được ít tiền hơn so với Washington.

Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện các bước như tịch thu thu nhập của người mắc nợ, cấp cho họ một khoản trợ cấp nhỏ để họ có thể trang trải chi phí sinh hoạt.

Danh sách đen nợ quá hạn của Trung Quốc về mặt kỹ thuật tách biệt với "hệ thống tín dụng xã hội" nhưng cả hai đều có chức năng tương tự - cụ thể là theo dõi hành vi cá nhân và khen thưởng hoặc trừng phạt mọi người vì dựa trên một loạt quy tắc. Những người vi phạm quy tắc trong hệ thống tín dụng có thể gặp khó khăn khi vay vốn và hạn chế đi lại - tương tự như trải nghiệm của những con nợ nằm trong danh sách đen.

Nỗi lo của nền kinh tế

Hàng loạt những con nợ quá hạn chỉ là một trong những tai ương kinh tế mới nhất ở Trung Quốc, quốc gia đang phải hứng chịu những dư chấn từ đại dịch COVID-19, bao gồm tăng trưởng chậm lại, mức tăng lương trì trệ, khủng hoảng bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên ở mức kỷ lục.

Mặc dù những số liệu kinh tế mới nhất trong quý I/2024 cho thấy nền kinh tế nước này đang có đà phục hồi khá tốt, nhưng theo các chuyên gia, Bắc Kinh chưa hoàn toàn trở lại quỹ đạo bình thường, và sự trì trệ ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể đem lại rủi ro cho mục tiêu tăng trưởng "khoảng" 5% của nước này.

Xem thêm >> Kinh tế suy yếu, Trung Quốc trở thành 'rủi ro tiềm ẩn' cho toàn cầu

Theo BI, FT, WSJ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đường sắt cao tốc là một trong các dịch vụ "con nợ" không thể tiếp cận.

Đường sắt cao tốc là một trong các dịch vụ "con nợ" không thể tiếp cận.

Minh Ý

Nguồn Vietnam Finance: https://vietnamfinance.vn/muon-kieu-trung-phat-cac-con-no-kho-doi-cua-trung-quoc-d109554.html