Lầu Năm Góc hôm 27/4 thông báo trao hợp đồng trị giá hơn 13 tỷ USD cho hãng Sierra Nevada Corporation để phát triển, chế tạo và bàn giao phi đội máy bay Trung tâm Chỉ huy Trên không Có khả năng sống sót (SAOC) cùng các hệ thống hỗ trợ mặt đất trước năm 2036.
"Phi đội sẽ thay thế các máy bay E-4B Nightwatch sắp hết niên hạn sử dụng Đây là hệ thống vũ khí thiết yếu với an ninh quốc gia, giúp bảo đảm khả năng liên lạc và chỉ huy lực lượng hạt nhân của chúng tôi trong hàng chục năm tới", phát ngôn viên không quân Mỹ cho hay.
Giới chức Mỹ không tiết lộ số lượng máy bay SAOC được đặt hàng. Truyền thông nước này từng đề cập khả năng mua 8-10 phi cơ nhằm thay thế đội bay 4 chiếc E-4B hiện nay.
Chi tiết về cấu hình của SAOC không được công bố, nhưng không quân Mỹ nói rằng chúng sẽ dựa trên dòng máy bay dân dụng được gia cố và điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quân sự.
Mỗi chiếc được trang bị hệ thống liên lạc bảo mật cao, có khả năng chống chịu xung điện từ và nhiều tính năng khác.
Không quân Mỹ hiện vận hành 4 chiếc E-4B Nightwatch, còn có biệt danh là "máy bay ngày tận thế". Loại máy bay này được cải biên từ dòng Boeing 747-200.
Khi cất cánh, chúng sẽ được gọi là Trung tâm Tác chiến trên không Quốc gia (NAOC). Đây luôn là lựa chọn tốt nhất giúp tổng thống Mỹ sống sót trong một vụ tấn công hạt nhân.
Hoạt động từ thập niên 1970, E-4B luôn là lựa chọn tốt nhất giúp Tổng thống Mỹ cùng những quan chức cấp cao nhất sống sót trong một vụ tấn công hạt nhân.
Với vai trò và tầm quan trọng của mình E-4B Nightwatch được coi là biểu tượng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hình ảnh hệ thống điện tử bố trí trên máy bay này.
Siêu không lực E-4B được thiết kế với mục đích trở thành trung tâm chỉ huy, kiểm soát và liên lạc trực tiếp với các lực lượng quân đội Mỹ.
Trên máy bay sẽ được các lãnh đạo cấp cao đưa ra các mệnh lệnh chiến tranh và phối hợp với các chính quyền dân sự.
Khi chiến sự hạt nhân xảy ra, máy bay E-4B đóng vai trò như một trung tâm nơi Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phát các mệnh lệnh tác chiến chiến lược.
Giống như hầu hết các dòng chuyên cơ khác của chính phủ Mỹ, Chuyên cơ E-4B cũng được vận hành bởi Không quân Mỹ.
Phi đoàn kiểm soát và chỉ huy trên không số 1 quản lý thuộc Liên đoàn số 55 đóng tại Căn cứ không quân Offutt, gần Omaha, Nebraska.
Mỗi chiếc E-4B được trang bị bốn động cơ phản lực General Electric CF6 -50E2 có công suất mỗi chiếc lên đến 52.500 lbf, cho phép chiếc máy bay nặng tới 190 tấn này có thể bay với vận tốc 969 km/h trong hành trình bay hơn 10.000 km.
Những chiếc E-4B có thể tiếp nhiên liệu khi đang bay và ở trên trời liên tục tới 35,4 giờ. Dù vậy, các máy bay đều được thiết kế để ở trên không cả tuần lễ.
Dĩ nhiên để làm được như vậy chúng cần tới các máy bay tiếp nhiên liệu trên không hỗ trợ.
Máy bay E-4B được thiết kế để đứng vững trước bất kỳ cuộc tấn công nào bằng sóng điện từ. Theo đó, dù bị tấn công, toàn bộ hệ thống vẫn không bị ảnh hưởng do nó sử dụng thiết bị truyền tải dữ liệu analog kiểu cũ.
Máy bay này hoạt động với phi hành đoàn lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ, lên tới 112 người và nó có tới 3 tầng.
Một trong số 4 chiếc E-4B luôn trong tình trạng sẵn sàng với động cơ hoạt động 24h/ngày tại căn cứ Offutt khi Tổng thống có mặt ở Mỹ.
Nếu tình huống khẩn cấp xảy ra, máy bay này sẵn sàng đi đón Tổng thống ngay lập tức.
Nói cách khác E-4B không khác gì một “Nhà Trắng” trên không của Tổng thống Mỹ hay bất cứ người đứng đầu chính phủ Mỹ còn sống sót sau một thảm họa quy mô lớn.
Trước khi hoạt động toàn diện như hiện tại, phi đội E-4B “Nightwatch” của Không quân Mỹ từng bị cắt giảm biên chế trong đầu những năm 2000 nhưng sau đó được phục hồi lại trong năm 2007, do yêu cầu về một phi đội chuyên cơ riêng của tổng thống Mỹ khi đó bên cạnh chiếc "Không lực Một".