Nga gấp rút mua lại tiêm kích Su-30 đã bán ra nước ngoài

Nga được cho là đang tích cực thu mua tiêm kích Su-30 xuất khẩu nhằm giải quyết khó khăn trong công tác sản xuất mới.

Tổ hợp Irkutsk là doanh nghiệp chịu trách nhiệm chế tạo tiêm kích Su-30 Flanker-C (bao gồm các biến thể Su-30SM hay Su-30MKI...) đang tìm cách mua lại những chiến đấu cơ này từ các khách hàng nước ngoài.

Tổ hợp Irkutsk là doanh nghiệp chịu trách nhiệm chế tạo tiêm kích Su-30 Flanker-C (bao gồm các biến thể Su-30SM hay Su-30MKI...) đang tìm cách mua lại những chiến đấu cơ này từ các khách hàng nước ngoài.

Thông tin trên đã được tờ báo Moscow Times đăng tải trong một bài viết gần đây, đồng thời họ cho biết thêm, những giao dịch thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023 có tổng giá trị được tích lũy lên tới 400 triệu USD.

Thông tin trên đã được tờ báo Moscow Times đăng tải trong một bài viết gần đây, đồng thời họ cho biết thêm, những giao dịch thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023 có tổng giá trị được tích lũy lên tới 400 triệu USD.

Khi các nhà báo của ấn phẩm đi sâu vào diễn biến đáng ngạc nhiên này, họ nhận thấy nguyên nhân là do cuộc chiến Ukraine. Tình hình hiện tại rõ ràng đang gây áp lực đáng kể lên những yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Nga đối với các hệ thống vũ khí.

Khi các nhà báo của ấn phẩm đi sâu vào diễn biến đáng ngạc nhiên này, họ nhận thấy nguyên nhân là do cuộc chiến Ukraine. Tình hình hiện tại rõ ràng đang gây áp lực đáng kể lên những yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Nga đối với các hệ thống vũ khí.

Sản phẩm quân sự chính của Nhà máy Hàng không Irkutsk là tiêm kích Su-30 Flanker-C có cánh mũi (khác biệt với dòng Su-30 do Nhà máy KnAAZ sản xuất), ngoài ra còn có máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ Yak-130.

Sản phẩm quân sự chính của Nhà máy Hàng không Irkutsk là tiêm kích Su-30 Flanker-C có cánh mũi (khác biệt với dòng Su-30 do Nhà máy KnAAZ sản xuất), ngoài ra còn có máy bay huấn luyện - chiến đấu hạng nhẹ Yak-130.

Dữ liệu từ nguồn mở cho thấy, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, Lực lượng hàng Không Vũ trụ Nga (viết tắt là VKS hay RuAF) đã bị mất 11 chiếc Su-30, đó đều là sản phẩm của Irkutsk, khi tiêm kích Su-30 của KnAAZ hầu như không tham chiến.

Dữ liệu từ nguồn mở cho thấy, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, Lực lượng hàng Không Vũ trụ Nga (viết tắt là VKS hay RuAF) đã bị mất 11 chiếc Su-30, đó đều là sản phẩm của Irkutsk, khi tiêm kích Su-30 của KnAAZ hầu như không tham chiến.

Tờ Moscow Times mới đây đã phát hiện việc Irkutsk đang nỗ lực lấy lại mặt hàng xuất khẩu của mình, quá trình trên thậm chí diễn ra ngay từ trước khi cuộc chiến toàn diện bùng nổ vào năm 2022, khi nhập khẩu tăng vọt trong năm 2021, đạt đỉnh 581 triệu USD.

Tờ Moscow Times mới đây đã phát hiện việc Irkutsk đang nỗ lực lấy lại mặt hàng xuất khẩu của mình, quá trình trên thậm chí diễn ra ngay từ trước khi cuộc chiến toàn diện bùng nổ vào năm 2022, khi nhập khẩu tăng vọt trong năm 2021, đạt đỉnh 581 triệu USD.

Số liệu nhập khẩu tiếp theo ghi nhận mức 322,3 triệu đô la vào năm 2022 và 95,1 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Tổng số tiền đạt gần tới con số đáng kinh ngạc là 1 tỷ đô la trong khoảng thời gian 3 năm, tờ Moscow Times nhấn mạnh.

Số liệu nhập khẩu tiếp theo ghi nhận mức 322,3 triệu đô la vào năm 2022 và 95,1 triệu đô la trong nửa đầu năm 2023. Tổng số tiền đạt gần tới con số đáng kinh ngạc là 1 tỷ đô la trong khoảng thời gian 3 năm, tờ Moscow Times nhấn mạnh.

Một số thành phần được lấy lại sau khi xuất khẩu, ví dụ như radar và các thiết bị điện tử hàng không hay khí tài tính toán có thể lập trình, được cho là rất cần thiết cho việc sản xuất máy bay quân sự sau này.

Một số thành phần được lấy lại sau khi xuất khẩu, ví dụ như radar và các thiết bị điện tử hàng không hay khí tài tính toán có thể lập trình, được cho là rất cần thiết cho việc sản xuất máy bay quân sự sau này.

Chuyên gia hàng không người Anh David Sharp nói với tờ Moscow Times trong một cuộc phỏng vấn rằng việc sản xuất các máy bay chiến đấu như Su-30, Su-34 và Su-35 là một quá trình phức tạp.

Chuyên gia hàng không người Anh David Sharp nói với tờ Moscow Times trong một cuộc phỏng vấn rằng việc sản xuất các máy bay chiến đấu như Su-30, Su-34 và Su-35 là một quá trình phức tạp.

Các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cần nguồn lực và thời gian đáng kể, trong khi đó họ thường bị cản trở do thiếu các thành phần chính bởi hiệu lực từ lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.

Các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cần nguồn lực và thời gian đáng kể, trong khi đó họ thường bị cản trở do thiếu các thành phần chính bởi hiệu lực từ lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt.

Ngoài Irkut, các công ty khác như nhà sản xuất tên lửa NPO Mashinostroyeniya và hệ thống đo lường tự động NPP cũng đang mua lại các thành phần mà họ đã bán ra nước ngoài. Theo tờ The Moscow Times, những giao dịch như vậy trị giá tới hơn 1 tỷ USD vào năm 2021.

Ngoài Irkut, các công ty khác như nhà sản xuất tên lửa NPO Mashinostroyeniya và hệ thống đo lường tự động NPP cũng đang mua lại các thành phần mà họ đã bán ra nước ngoài. Theo tờ The Moscow Times, những giao dịch như vậy trị giá tới hơn 1 tỷ USD vào năm 2021.

Một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện cho thấy xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 53% trong giai đoạn 2014 - 2018 và 2019 - 2023, chủ yếu bởi phải phục vụ nhu cầu nội địa, cũng như ảnh hưởng từ biện pháp trừng phạt.

Một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện cho thấy xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 53% trong giai đoạn 2014 - 2018 và 2019 - 2023, chủ yếu bởi phải phục vụ nhu cầu nội địa, cũng như ảnh hưởng từ biện pháp trừng phạt.

Trong tình cảnh trên, thật ngạc nhiên khi Nga vẫn cố gắng thực hiện một số đơn hàng xuất khẩu vũ khí lớn, điển hình như hợp đồng bán lại 24 tiêm kích Su-35 bị Ai Cập hủy đơn hàng cho Iran.

Trong tình cảnh trên, thật ngạc nhiên khi Nga vẫn cố gắng thực hiện một số đơn hàng xuất khẩu vũ khí lớn, điển hình như hợp đồng bán lại 24 tiêm kích Su-35 bị Ai Cập hủy đơn hàng cho Iran.

Theo giới quan sát, các tiêm kích Su-35 này có nhiều thành phần phương Tây, vì vậy chúng không tương thích với cơ sở hạ tầng quân sự của Nga hiện tại, nên Moskva đã đi tới quyết định bán đi thay vì giữ lại dùng.

Theo giới quan sát, các tiêm kích Su-35 này có nhiều thành phần phương Tây, vì vậy chúng không tương thích với cơ sở hạ tầng quân sự của Nga hiện tại, nên Moskva đã đi tới quyết định bán đi thay vì giữ lại dùng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-gap-rut-mua-lai-tiem-kich-su-30-da-ban-ra-nuoc-ngoai-post576087.antd