Nga từng phải từ chối bán vũ khí cho Iran vì sức ép từ Mỹ

Iran từng mong muốn sở hữu những chiếc MiG-29 cho không quân của mình, tuy nhiên những nỗ lực của họ đã liên tiếp thất bại do bị Mỹ can thiệp.

Không quân Iran từng là khách hàng quan trọng trong việc mua các máy bay chiến đấu của Liên Xô từ đầu những năm 1990. Quốc gia Trung Đông này đã nhanh chóng mua được khoảng 25 máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 thế hệ thứ tư và một phi đội gồm 12 máy bay chiến đấu cường kích Su-24M.

Không quân Iran từng là khách hàng quan trọng trong việc mua các máy bay chiến đấu của Liên Xô từ đầu những năm 1990. Quốc gia Trung Đông này đã nhanh chóng mua được khoảng 25 máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 thế hệ thứ tư và một phi đội gồm 12 máy bay chiến đấu cường kích Su-24M.

Các thương vụ mua hệ thống tác chiến trên không nổi bật khác bao gồm 10 tổ hợp tên lửa đất đối không S-200, được đặt hàng vào năm 1989 cùng với MiG-29 và đã cách mạng hóa khả năng phòng không trên bộ của quốc gia này.

Các thương vụ mua hệ thống tác chiến trên không nổi bật khác bao gồm 10 tổ hợp tên lửa đất đối không S-200, được đặt hàng vào năm 1989 cùng với MiG-29 và đã cách mạng hóa khả năng phòng không trên bộ của quốc gia này.

MiG-29 từng được xem là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Iran. Các biến thể mới của máy bay chiến đấu MiG-29 được bán ra thị trường để xuất khẩu từ giữa những năm 1990 với nhiều tính năng được cải thiện đáng kể.

MiG-29 từng được xem là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Iran. Các biến thể mới của máy bay chiến đấu MiG-29 được bán ra thị trường để xuất khẩu từ giữa những năm 1990 với nhiều tính năng được cải thiện đáng kể.

Đáng chú ý là radar mảng pha quét điện tử, khả năng sử dụng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77, MiG-29 cũng có thể tiếp cận nhiều loại vũ khí không đối đất, được trang bị động cơ mạnh hơn và thùng nhiên liệu lớn hơn.

Đáng chú ý là radar mảng pha quét điện tử, khả năng sử dụng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77, MiG-29 cũng có thể tiếp cận nhiều loại vũ khí không đối đất, được trang bị động cơ mạnh hơn và thùng nhiên liệu lớn hơn.

Ngoài MiG-29, Iran cũng thể hiện sự quan tâm đến việc mua số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu cao cấp hơn của Liên Xô, đáng chú ý nhất là máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound hoặc Su-27 Flanker, loại máy bay được xuất khẩu đầu tiên vào năm 1991.

Ngoài MiG-29, Iran cũng thể hiện sự quan tâm đến việc mua số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu cao cấp hơn của Liên Xô, đáng chú ý nhất là máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound hoặc Su-27 Flanker, loại máy bay được xuất khẩu đầu tiên vào năm 1991.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Iran tiếp tục là khách hàng lớn của các hệ thống vũ khí của Nga, bao gồm cả việc thực hiện thỏa thuận từ năm 1993 để sản xuất xe tăng T-72 theo giấy phép trong nước, nhưng từ năm 1995, Nga ngừng ký các hợp đồng mới do Thỏa thuận Gore-Chernomyrdin được ký kết với Mỹ dưới áp lực của Washington.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Iran tiếp tục là khách hàng lớn của các hệ thống vũ khí của Nga, bao gồm cả việc thực hiện thỏa thuận từ năm 1993 để sản xuất xe tăng T-72 theo giấy phép trong nước, nhưng từ năm 1995, Nga ngừng ký các hợp đồng mới do Thỏa thuận Gore-Chernomyrdin được ký kết với Mỹ dưới áp lực của Washington.

Không giống như Liên Xô, giới lãnh đạo thời hậu Xô viết của Nga liên kết chặt chẽ hơn nhiều với các lợi ích của phương Tây và rất dễ bị tác động bởi phương Tây nhằm hạn chế cho các quốc gia đối thủ của Mỹ như Iran khả năng tiếp cận các loại vũ khí hiện đại.

Không giống như Liên Xô, giới lãnh đạo thời hậu Xô viết của Nga liên kết chặt chẽ hơn nhiều với các lợi ích của phương Tây và rất dễ bị tác động bởi phương Tây nhằm hạn chế cho các quốc gia đối thủ của Mỹ như Iran khả năng tiếp cận các loại vũ khí hiện đại.

Iran đã phản ứng bằng cách tìm cách mua máy bay chiến đấu MiG-29 từ nơi khác và họ đã tìm đến Moldova để mua một phi đội gồm 25 máy bay MiG-29 mà nước này đã thừa kế từ Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ đã can thiệp để ngăn chặn thương vụ mua bán này.

Iran đã phản ứng bằng cách tìm cách mua máy bay chiến đấu MiG-29 từ nơi khác và họ đã tìm đến Moldova để mua một phi đội gồm 25 máy bay MiG-29 mà nước này đã thừa kế từ Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ đã can thiệp để ngăn chặn thương vụ mua bán này.

Kết quả của sự can thiệp trên là Quân đội Mỹ đã có được một phi đội MiG-29 để đào tạo phi công và mô phỏng khả năng của kẻ thù. Trong khi bản thân Nga đang loại bỏ MiG-29 ra khỏi biên chế để sử dụng Su-27, thì loại máy bay chiến đấu này vẫn được sử dụng nhiều ở Iran, Iraq, Syria và Triều Tiên.

Kết quả của sự can thiệp trên là Quân đội Mỹ đã có được một phi đội MiG-29 để đào tạo phi công và mô phỏng khả năng của kẻ thù. Trong khi bản thân Nga đang loại bỏ MiG-29 ra khỏi biên chế để sử dụng Su-27, thì loại máy bay chiến đấu này vẫn được sử dụng nhiều ở Iran, Iraq, Syria và Triều Tiên.

Không quân Iran đã không có được bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc hết hiệu lực vào năm 2020, đã có nhiều suy đoán rằng Iran có thể sẽ mua được MiG-29 hiện đại, hoặc biến thể phái sinh của chúng là MiG-35 cao cấp hơn.

Không quân Iran đã không có được bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc hết hiệu lực vào năm 2020, đã có nhiều suy đoán rằng Iran có thể sẽ mua được MiG-29 hiện đại, hoặc biến thể phái sinh của chúng là MiG-35 cao cấp hơn.

Tuy nhiên, Iran đã lựa chọn máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, một phần là do khả năng giao hàng nhanh và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn.

Tuy nhiên, Iran đã lựa chọn máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, một phần là do khả năng giao hàng nhanh và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn.

Đối với những chiếc MiG-29 mua được từ thời Liên Xô, chúng đã được Iran hiện đại hóa và nâng cấp, những chiếc MiG-29 này vẫn tiếp tục được tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Tehran.

Đối với những chiếc MiG-29 mua được từ thời Liên Xô, chúng đã được Iran hiện đại hóa và nâng cấp, những chiếc MiG-29 này vẫn tiếp tục được tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Tehran.

Số lượng những chiếc MiG-29 cũng được bổ sung nhờ một số chiếc MiG-29 của Iraq chạy trốn sang Iran trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 góp phần đưa quy mô phi đội MiG-29 của Iran lên khoảng 30-35 chiếc.

Số lượng những chiếc MiG-29 cũng được bổ sung nhờ một số chiếc MiG-29 của Iraq chạy trốn sang Iran trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 góp phần đưa quy mô phi đội MiG-29 của Iran lên khoảng 30-35 chiếc.

Mặc dù MiG-29 có lợi thế hơn so với các máy bay chiến đấu cùng thời của phương Tây, nhưng chiếc máy bay này hiện tại đã bị coi là đã lỗi thời và không đủ khả năng chống lại các máy bay chiến đấu như F-16E của UAE hay F-18E của Hải quân Mỹ.

Mặc dù MiG-29 có lợi thế hơn so với các máy bay chiến đấu cùng thời của phương Tây, nhưng chiếc máy bay này hiện tại đã bị coi là đã lỗi thời và không đủ khả năng chống lại các máy bay chiến đấu như F-16E của UAE hay F-18E của Hải quân Mỹ.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-tung-phai-tu-choi-ban-vu-khi-cho-iran-vi-suc-ep-tu-my-1944647.html