Ngày này năm xưa: 28/2

Từ ngày 28/2 - 20/3/1969, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Bác sĩ Phùng Vǎn Cung, Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam dẫn đầu ra thǎm miền Bắc. Trong tình nghĩa ruột thịt Bắc Nam, nhân dân Thủ đô Hà Nội và toàn miền Bắc vô cùng sung sướng và nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, những đại biểu yêu quý của tiền tuyến lớn anh hùng.

Sự kiện trong nước:

- Ngày 28/2/1939, ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao, thuộc xã Lạc Giao (nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk, nhưng lớn lên ở Huế. Trịnh Công Sơn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay “Ướt mi”. Trong suốt sự nghiệp của mình, Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn đó là: tình yêu, quê hương và thân phận. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1/4/2001, tại TP. Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nguồn ảnh: Internet

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nguồn ảnh: Internet

- Ngày 28/2/1962, Mỹ - Ngụy mở chiến dịch lớn đánh vào vùng U Minh Hạ (Cà Mau) nhằm dồn 60 ngàn dân vào "Ấp chiến lược". Quân dân U Minh đã dùng đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để chống lại. Hàng ngày có từ 300 - 500 người kéo trụ sở tề quận, đồn bốt, tố cáo tội ác của địch. Đi đôi với đấu tranh chính trị, ta đã tấn công diệt những nơi địch sơ hở như Đầm Dơi, Cái Nước, bức rút 4 cǎn cứ khác. Tính chung, suốt thời gian chiến dịch, quân địch bị đánh 725 trận, chết 572 tên, bị thương 558 tên.

- Từ ngày 28/2 - 20/3/1969, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do bác sĩ Phùng Vǎn Cung, Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam dẫn đầu ra thǎm miền Bắc. Trong tình nghĩa ruột thịt Bắc Nam, nhân dân Thủ đô Hà Nội và toàn miền Bắc vô cùng sung sướng và nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, những đại biểu yêu quý của tiền tuyến lớn anh hùng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vui mừng đón Bác sĩ Phùng Văn Cung - đại diện quân dân miền Nam ra thăm Thủ đô Hà Nội và miền Bắc. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh vui mừng đón Bác sĩ Phùng Văn Cung - đại diện quân dân miền Nam ra thăm Thủ đô Hà Nội và miền Bắc. Ảnh tư liệu

- Ngày 28/2/1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến đầu nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc, như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô và được đánh giá cao về mặt thẩm mĩ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án. Nhà ga hành khách T2 do Nhật Bản thiết kế và thi công, với nguồn vốn xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, được khánh thành vào đầu năm 2015.

 Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Nguồn ảnh: Báo Công Thương

Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Nguồn ảnh: Báo Công Thương

Sự kiện thế giới:

- Ngày 28/2/1901, ngày sinh của Linu Pauling, nhà hóa học vĩ đại Mỹ. Ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng công cụ mới đó là tinh thể học tia X để xác định cấu trúc phân tử. Công trình của ông về "bản chất của các liên kết hóa học kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo" đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hóa học. Với công trình về "liên kết hóa học", ông được tặng giải Noben hóa học 1954. Ông cũng là một chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình - cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy ông được tặng giải Noben hòa bình 1962. Và ông cũng là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Noben mà không phải chia xẻ với ai. Ông qua đời ngày 19/8/1994.

- Ngày 28/2/1959, phát biểu chào mừng tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Lịch sử 2 nước chúng ta chứng tỏ rằng: Đoàn kết toàn dân là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi của chúng ta. Sự đoàn kết Á - Phi cũng là yếu tố quan trọng để chiến thắng chủ nghĩa thực dân đế quốc và nhắc lại phát biểu của Tổng thống Xucácnô khi thăm Việt Nam là: Những quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Indonesia và nhân dân Việt Nam sẽ đời đời bất diệt nhờ những điểm giống nhau căn bản: Đó là bảo vệ hòa bình thế giới và chủ quyền dân tộc./.

PV

Nguồn ĐCSVN: https://dangcongsan.vn/ngay-nay-nam-xua/ngay-nay-nam-xua-28-2-659827.html