Nguyễn Trực, trạng nguyên được vua vẽ hình để cạnh ngai vàng

Lịch sử khoa cử Nho học nước ta có 3 vị được phong 'Lưỡng quốc Trạng nguyên' trong đó có Nguyễn Trực. Ông cũng là người được vua cho người tới nhà vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi để tỏ rằng yêu quý.

 Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực (1417-1474) người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng, từ cụ, ông và bố đều là tiến sĩ và làm quan trong triều đình. (Ảnh: Cổng đền thờ Nguyễn Trực).

Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực (1417-1474) người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng, từ cụ, ông và bố đều là tiến sĩ và làm quan trong triều đình. (Ảnh: Cổng đền thờ Nguyễn Trực).

Từ bé, Nguyễn Trực nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 1442, ở tuổi 25, ông dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.

Từ bé, Nguyễn Trực nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 1442, ở tuổi 25, ông dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Năm 1444, ông được nhà vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm 1445 được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

Năm 1444, ông được nhà vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm 1445 được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi và được vua Minh chấp nhận cho phép.

Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi và được vua Minh chấp nhận cho phép.

Kết quả, Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).

Kết quả, Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).

Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Ông đọc sách, làm thuốc, mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.

Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Ông đọc sách, làm thuốc, mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.

Năm 1457, mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua mời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.

Năm 1457, mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua mời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.

Vua sai thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được.

Vua sai thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được.

Khi vua Lê Nhân Tông bị hãm hại, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế.

Khi vua Lê Nhân Tông bị hãm hại, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế.

Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460, Nguyễn Trực càng được yêu quý. Vua cho người đem bộ Thiên nam du hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để ông đọc và phẩm bình. Năm 1460 Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê, nhà vua không cho về.

Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460, Nguyễn Trực càng được yêu quý. Vua cho người đem bộ Thiên nam du hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để ông đọc và phẩm bình. Năm 1460 Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê, nhà vua không cho về.

Ông mất vào năm 1474, thọ 57 tuổi. Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến Việt Nam.

Ông mất vào năm 1474, thọ 57 tuổi. Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến Việt Nam.

Mời độc giả xem video: Chú hà mã có tên Champion vì ra đời đúng ngày Việt Nam vô địch. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguyen-truc-trang-nguyen-duoc-vua-ve-hinh-de-canh-ngai-vang-1551171.html