Những lá thư đầu tiên dán tem gửi ra thế giới vào năm nào?

Những lá thư đầu tiên dán tem đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới. Đó là vào năm nào?

1. Bức điện báo đầu tiên trong lịch sử viễn thông Việt Nam được gửi từ đâu?

icon

Sài Gòn

icon

Vũng Tàu

icon

Đồng Nai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 27/3/1862, thông tin giữa hai bờ sông Đồng Nai được nối liền, bức điện báo đầu tiên trong lịch sử viễn thông Việt Nam gửi đi từ Biên Hòa và nhận được tại Sài Gòn sau hai phút. Một viên chức ngành viễn thông lúc ấy là Lemire kể lại rằng ông ta cùng một đồng nghiệp đã cầm bức điện báo đầu tiên đi gặp Phó đô đốc Bonard, lúc đó đang ngồi cùng Bộ tham mưu. Tất cả biểu lộ niềm vui mừng lớn lao, Bonard mời hai viên chức này ngồi vào bàn và nâng cốc chúc mừng: "Này các ông, tôi rất hài lòng về công tác của các ông. Tôi uống mừng sự thành công của ngành điện báo Nam kỳ từ lúc khởi đầu". Bonard vừa dứt lời, Trưởng ban tham mưu De Laveyssìere phụ họa: "Chính các ông là những người có vinh dự khánh thành đường dây điện báo đầu tiên ở Nam kỳ".

2. Những lá thư đầu tiên dán tem đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới vào năm nào?

icon

1864

icon

1865

icon

1866

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1864, những lá thư đầu tiên dán tem đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới. Thời đó, chúng có một tên gọi đặc biệt.

3. Bức điện tín quốc tế đầu tiên từ Việt Nam gửi đến nước nào?

icon

Pháp

icon

Mỹ

icon

Italy

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1869, nhiều dự án được các chuyên gia Pháp thảo ra nhắm thiết lập đường dây điện báo nối liền Sài Gòn - Miến Điện (nay là Myanmar), rồi từ đó, chạy sang Ấn Độ - nước vừa nối liền đường dây điện báo với cả châu Âu. Song dự án này không được sự hậu thuẫn của Pháp. Người Pháp muốn Nam Kỳ làm đường cáp ngầm nối với Singapore - nơi vừa kết nối đường dây điện báo với Anh quốc. Tháng 6/1871, Bộ Hải quân Pháp ký với công ty China Submarine Telegraph Company một thỏa thuận đặt đường cáp ngầm xuất phát từ cap St Jacques (Vũng Tàu) đến Singapore. Ngày 31/7/1871, bức điện tín đầu tiên được trao đổi giữa Pháp và thuộc địa Nam Kỳ.

4. Đâu là đường dây điện báo đầu tiên của Việt Nam?

icon

Sài Gòn- Mỹ Tho

icon

Sài Gòn- Biên Hòa

icon

Sài Gòn- Vũng Tàu

Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngay sau khi vừa tấn công Sài Gòn năm 1859, chưa chính thức đặt bộ máy cai trị tại đây thì các đô đốc Pháp đã nghĩ đến việc thiết lập hệ thống điện báo để đảm bảo liên lạc thông suốt và nhanh chóng giữa các đơn vị quân viễn chinh. Nhu cầu này càng bức thiết khi các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương bùng phát, đặt đội quân viễn chinh Pháp trong tình trạng phải đối phó thường trực. Đường dây điện báo đầu tiên dài 28 km nối liền Sài Gòn với Biên Hòa được người Pháp khánh thành ngày 27/3/1862. Công việc thiết kế và thi công gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện vật chất, kỹ thuật vào thời đó còn hạn chế. Ngoài ra, đường bộ bị chia cách bởi một con kênh cách Sài Gòn 8 km và một nhánh sông ở Biên Hòa. Để giải quyết vấn đề này, Pháp phải khổ công đặt đường dây cáp ngầm ở những chỗ bị chia cắt.

5. Tem thư trước đây còn được gọi là gì?

icon

Tem Đông Dương

icon

Con cò

icon

Chim bồ câu

Câu trả lời đúng là đáp án B: Khi Sở dây thép Sài Gòn khánh thành, đơn vị này đồng thời phát hành "con cò" – cách người Sài Gòn xưa gọi tem thư. Đây là con tem đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam có tên Đông Dương, lúc đó được gọi là "con cò" Ðông Dương, in hình con Phượng Hoàng, biểu tượng của vua Napoleon Ðệ Tam, có giá từ 0,1 đến 4 đồng franc Pháp. Năm 1864, những lá thư đầu tiên có dán "con cò" đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới.

6. Bưu điện Trung tâm TP. HCM ban đầu có tên là gì?

icon

Sở dây thép Sài Gòn

icon

Sở thư tín Sài Gòn

icon

Sở điện tín Sài Gòn

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ðể thiết lập hệ thống thông tin liên lạc ngay sau khi chiếm thành Gia Ðịnh, ngày 11/11/1860, Pháp cho khởi công xây dựng Sở dây thép Sài Gòn, nay là Bưu điện Trung tâm TP HCM ngay trung tâm thành phố, bên hông là Vương cung Thánh đường (nhà thờ Ðức Bà ngày nay) ở quảng trường Công xã Paris. Ngày 13/1/1863, Sở dây thép Sài Gòn được khánh thành và đi vào hoạt động. Tên gọi này bởi hình ảnh bưu điện thời đó gắn liền với đường dây thép giăng trên tòa nhà.

7. Người viết thư tay thuê lâu nhất Sài Gòn là ai?

icon

Dương Văn Ngộ

icon

Dương Văn Xuân

icon

Dương Văn Minh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ông Dương Văn Ngộ, sinh năm 1930, được mệnh danh là người viết thư thuê xuyên thế kỷ hay người cuối cùng viết thư tay thuê ở Việt Nam, gắn liền với Bưu điện Trung tâm TP HCM. Năm 17 tuổi, ông là học sinh trường Pétrus Ký, nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, và là nhân viên tập sự của Bưu điện Sài Gòn. Năm 22 tuổi, ông là nhân viên văn thư chính thức với chức danh tư vấn thủ tục gửi thư. Với vốn tiếng Pháp phong phú, năm 1965 ông học thêm tiếng Anh và làm việc ở đây cho đến ngày về hưu.

8. Bộ tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu Việt Nam được phát hành vào năm nào?

icon

1946

icon

1954

icon

1975

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 27/8/1946, bộ tem bưu chính đầu tiên mang quốc hiệu Việt Nam có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát hành. Tem thư của mỗi giai đoạn luôn mang ý nghĩa đánh dấu các sự kiện trọng đại của giai đoạn đó.

9. Người có vinh dự được vẽ mẫu tem đầu tiên này là cố họa sĩ nào?

icon

Nguyễn Gia Trí

icon

Nguyễn Sáng

icon

Diệp Minh Châu

Câu trả lời đúng là đáp án B: Người có vinh dự được vẽ mẫu tem đầu tiên này là cố họa sĩ Nguyễn Sáng. Ông đã tập trung tài trí vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng yêu cầu tem thư: chi tiết, đặc trưng và chính xác cao, đúng chất đồ họa, phù hợp với điều kiện in tem khó khăn, thiếu thốn của những ngày đầu dựng nước. Đây là bộ tem đầu tiên của Nhà nước cách mạng, ban hành trong nước và đi toàn thế giới, có ý nghĩa lịch sử gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ chân dung của Bác với một khuôn dung dị, đơn giản nhưng nó đã toát lên chân dung một lãnh tụ của đất nước. Bộ tem gồm 5 mẫu trên cùng một khuôn khổ với những màu sắc khác nhau. Theo cách chơi và cách gọi thì bộ tem gồm 5 mẫu, đổi màu, khác giá (gồm 5 màu trên 5 bức chân dung, và 5 giá để lưu thông cước phí). Bộ tem thiết kế đơn giản nhưng thể hiện được ý nghĩa chính trị mà người thiết kế muốn gửi gắm. Mẫu tem có 2 bên, mỗi bên là 6 ngôi sao được dựng theo chiều đứng với hàm ý: cách mạng của Việt Nam sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhung-la-thu-dau-tien-dan-tem-gui-ra-the-gioi-vao-nam-nao-post1560739.tpo