Phía sau tuyến phòng thủ 'răng rồng' của Nga có gì bí mật?

Tuyến phòng thủ 'răng rồng' của Quân đội Nga cứ 10 km lại bố trí một trạm gây nhiễu điện tử công suất lớn, khiến Quân đội Ukraine mất 500 xe tăng, xe bọc thép chiến đấu trong tháng phản công đầu tiên.

 Ảnh vệ tinh chụp các chiến hào, công sự và chướng ngại vật xe tăng của Nga ở Stepne, Ukraine ngày 15/11 (Nguồn Maxar).

Ảnh vệ tinh chụp các chiến hào, công sự và chướng ngại vật xe tăng của Nga ở Stepne, Ukraine ngày 15/11 (Nguồn Maxar).

Gần đây, lực lượng lính đánh thuê Wagner đã phát động một cuộc “nổi dậy vũ trang”, khiến tình hình trong nước của Nga tương đối “hỗn loạn”. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, quân đội Ukraine rất có thể sẽ có mở thêm các cuộc tấn công, tận dụng khoảng thời gian phía Nga đang gặp nhiều khó khăn do nổi dậy.

Tuy nhiên, Nga đã thiết lập một tuyến phòng thủ kiên cố dài hàng nghìn km ở khu vực phía đông nam Ukraine, và quân đội Ukraine đã bị đánh thiệt hại nặng trước tuyến phòng thủ này cách đây không lâu. Vậy chính xác tuyến phòng thủ này là gì?

Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng, quân đội Nga đã xây dựng "tuyến phòng thủ mạnh nhất thế giới hiện nay". Tuyến phòng thủ này nằm dọc theo mặt trận dài hàng nghìn km của Nga từ Kherson, Zaporozhye đến Donetsk, với chiều sâu 20-30 km.

Chiều sâu của tuyến phòng thủ không chỉ dày đặc các chiến hào và công sự chiến đấu, mà điều nguy hiểm rình rập là một số lượng lớn mìn các loại đã được bố trí.

Có một cái gì đó đặc trưng về tuyến phòng thủ này, đó là những tảng bê tông với mục đích chống tăng, thường được gọi là "răng rồng"; mà phương Tây chế giễu là "hàng lạc hậu", được Nga bố trí ở những khu vực có địa hình bằng phẳng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phòng tuyến "Răng rồng" Maginot của Pháp và Tuyến phòng thủ kiểu “răng cưa” này đã được sử dụng rộng rãi, có thể ngăn chặn hiệu quả sự tiến công nhanh chóng của xe tăng, khi đó là phương tiện đột kích nguy hiểm.

Nhưng 70 năm sau, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nga vẫn coi "răng rồng" là vật cản quan trọng để chống lại xe tăng. Vậy “răng rồng” trông cũ, nhưng vẫn hiệu quả trước xe tăng Ukraine.

Các vị trí phòng thủ của Nga ở Novotroitsky, Ukraine (Nguồn Maxar).

Các vị trí phòng thủ của Nga ở Novotroitsky, Ukraine (Nguồn Maxar).

Tờ Topwar của Nga cho biết, "Tuyến phòng thủ răng rồng" của Quân đội Nga có chiều sâu từ 20-30 km và thực sự bao gồm ba lớp gồm bãi mìn, “răng rồng + hào chống tăng” và xe tăng (pháo tự hành, pháo chống tăng) thường được triển khai ở 5-6 km phía trước tuyến phòng thủ đầu tiên, để làm chậm bước tiến của xe tăng Ukraine.

Một lượng lớn trận địa pháo binh và tên lửa chống tăng được bố trí ở giữa tuyến phòng ngự; khi xe tăng Ukraine buộc phải dừng lại trước những chướng ngại vật này, chúng sẽ bị giáng đòn mạnh.

 Chiến hào, công sự, chướng ngại vật của Nga ở Velyka Blahovischenka, Ukraine (Nguồn Maxar).

Chiến hào, công sự, chướng ngại vật của Nga ở Velyka Blahovischenka, Ukraine (Nguồn Maxar).

Những ngày trước, xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine đã trở thành mục tiêu của hỏa lực chống tăng và UAV tự sát, trước bãi mìn và chướng ngại vật.

Phía Nga cho biết trong hai tuần qua, quân đội Ukraine đã bị thiệt hại 172 xe tăng, 373 xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh, cùng ít nhất 109 tổ hợp pháo trong cuộc tấn công ở khu vực Zaporozh. Hầu hết các thiết bị này đều là loại mới nhất của phương Tây, bao gồm xe tăng Leopard 2 của Đức và xe tăng bánh hơi AMX-10 của Pháp

Ngoài ra các loại pháo Caesar của Pháp, PZH-2000 của Đức, Karab của Ba Lan, lựu pháo M777 của Mỹ, v.v. cũng bị phá hủy. Quân đội Ukraine cũng chịu thương vong hàng chục nghìn người.

 Xe tăng, xe bọc thép của Ukraine vướng mìn ùn tắc trước cửa mở, bị trực thăng vũ trang Nga tiêu diệt (Nguồn Topwar)

Xe tăng, xe bọc thép của Ukraine vướng mìn ùn tắc trước cửa mở, bị trực thăng vũ trang Nga tiêu diệt (Nguồn Topwar)

Mặc dù con số này do phía Nga công bố, có thể không khách quan vì chưa được kiểm chứng; nhưng xét trên thực tế, nếu quân đội Ukraine không tấn công được, thì số liệu phía Nga đưa ra cũng không xa sự thật là mấy.

Tuy nhiên, không chỉ có "Tuyến phòng thủ răng rồng", xe tăng, pháo binh, tên lửa, UAV tự sát, mà quân đội Nga còn có một số lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử trên bộ, đây là loại vũ khí bí mật.

Quân đội Nga thiếu nền tảng tác chiến điện tử trên không, nhưng bù lại, họ được trang bị một số lượng lớn các hệ thống tác chiến điện tử, trong đó quan trọng nhất là khí tài R-330Zh Zhitel.

Theo Military Today, hệ thống R-330Zh, có khả năng tấn công và phát hiện tín hiệu vô tuyến trải rộng trên các dải sóng từ 100 MHz đến 2 GHz. Một số nguồn thông tin cho rằng, hệ thống này có thể phát nguồn tín hiệu gây nhiễu với công suất khủng khiếp là 10 kW.

 Hệ thống gây nhiễu Pole-21 của quân đội Nga (Nguồn TASS)

Hệ thống gây nhiễu Pole-21 của quân đội Nga (Nguồn TASS)

Các vệ tinh GPS của Mỹ, được coi là “huyết mạch” của bom JDAM và tên lửa cơ động cao HIMARS, truyền tín hiệu trên dải sóng từ 1.164GHz đến 1.575GHz. Điều thú vị là chúng rơi trực tiếp vào khu vực phá sóng của hệ thống R-330Zh.

Các tài liệu chính thức của phương Tây tiết lộ cho thấy, phạm vi gây nhiễu của R-330Zh với các mục tiêu mặt đất lên tới 20 km, mục tiêu trên không trong bán kính 200km. Một cự ly đáng kinh ngạc.

Sức mạnh gây nhiễu của R-330Zh mạnh hơn rất nhiều so với tín hiệu GPS được truyền từ không gian. Các nguồn tin tình báo của phương Tây nhấn mạnh rằng, bộ thu GPS càng gần ăng-ten gây nhiễu của R-330Zh, thì tín hiệu gây nhiễu càng mạnh.

 Hệ thống tác chiến điện tử R-330Zh Zhitel của Nga (Nguồn Topwar)

Hệ thống tác chiến điện tử R-330Zh Zhitel của Nga (Nguồn Topwar)

Quân đội Nga được cho là đã triển khai một số lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử R-330Zh trong "Tuyến phòng thủ răng rồng", gần như cứ sau 10 km lại có một hệ thống. Do đó, tuyến phòng thủ của Nga trên bề mặt thực tế là một tuyến phòng thủ gây nhiễu điện tử mạnh mẽ.

Trong tuyến phòng thủ nhiễu điện tử này, tất cả các thiết bị liên lạc không dây (bao gồm cả điện thoại di động) và thiết bị định vị vệ tinh của quân đội Ukraine, sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Do hệ thống tác chiến điện tử R-330Zh có tầm hoạt động 20 km, nên quân đội Ukraine sẽ bị chế áp vô tuyến hoàn toàn.

Khi xe tăng Leopard-2 của quân đội Ukraine xâm nhập vào tuyến phòng thủ của Nga, nó trở nên "câm điếc", nên khả năng nhận biết chiến trường giảm mạnh. Dưới sự tấn công của hỏa lực pháo binh và UAV tự sát của Nga, ngay cả những chiếc xe tăng tối tân mà phương Tây tự hào, thì cũng không thoát khỏi bị tiêu diệt.

Xe tăng Challenger-2 của Ukraine huấn luyện vượt “răng rồng”. Nguồn Reuters

Đánh giá từ những trường hợp này, mặc dù quân đội Ukraine được trang bị một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép "tiên tiến" của phương Tây, nhưng phương pháp chiến đấu của họ không có những thay đổi đáng kể và vẫn ở mức độ của Thế chiến II.

Vì vậy, quân đội Nga đã giữ vững tuyến phòng ngự dài hàng nghìn km với chi phí rất nhỏ, gần như có thể gây thiệt hại gấp 10 lần cho quân đội Ukraine.

Bây giờ hậu phương quân đội Nga vẫn đang trong giai đoạn “hậu Wagner”, đây là “thiên thời” cho cho Ukraine, và có lẽ là cơ hội cuối cùng để thay đổi cục diện cuộc chiến.

Nhưng nếu quân đội Ukraine không thể thay đổi chiến thuật và liều lĩnh tấn công "Phòng tuyến răng rồng" bằng chiến thuật như trước, quân đội Nga vẫn có thể trụ vững trước các cuộc tấn công của Ukraine với thiệt hại rất thấp.

Tiến Minh (theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/phia-sau-tuyen-phong-thu-rang-rong-cua-nga-co-gi-bi-mat-1874948.html