Soi cá thể khỉ vàng siêu hiếm dân Huế giao nộp cho chính quyền

Sau khi tiếp nhận hai cá thể khỉ vàng từ người dân, Hạt kiểm Lâm TP. Huế đã thả chúng về môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Hai cá thể khỉ vàng quý hiếm này do ông Đ., phường Kim Long, TP. Huế nuôi. Ông Đ. chia sẻ rằng 2 con vật này là ông được người thân tặng.

Hai cá thể khỉ vàng quý hiếm này do ông Đ., phường Kim Long, TP. Huế nuôi. Ông Đ. chia sẻ rằng 2 con vật này là ông được người thân tặng.

Ngay khi ý thức được vai trò của từng cá nhân đối với việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm, ông Đ. đã tự nguyện giao nộp lại cho Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp cùng Công an TP. Huế, Hạt kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ngay khi ý thức được vai trò của từng cá nhân đối với việc bảo vệ các loài động vật quý hiếm, ông Đ. đã tự nguyện giao nộp lại cho Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp cùng Công an TP. Huế, Hạt kiểm lâm TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Hiện hai cá thể khỉ vàng quý hiếm đã được thả về môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Hiện hai cá thể khỉ vàng quý hiếm đã được thả về môi trường tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng.

Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng.

Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)

Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin.

Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin.

Xem thêm video: Ngắm những bộ ria độc dị và hài hước nhất vương quốc động vật.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/soi-ca-the-khi-vang-sieu-hiem-dan-hue-giao-nop-cho-chinh-quyen-1871898.html