Tái sinh là gì?

Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Tái sinh là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, cùng với nghiệp, niết bàn và giải thoát.

Tái sinh là gì?

Theo Phật giáo, tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra ở kiếp trước. Mỗi hành động đều tạo ra nghiệp, nghiệp của một người sẽ dẫn đến một cuộc sống mới như thế sau khi chết, đó là Luật nhân quả. Nghiệp có nghĩa là “những hành động trong quá khứ” sẽ ảnh hưởng đến nơi và cuộc sống chúng ta ở hiện tại.

Vòng luân hồi sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi con người có cái nhìn sâu sắc hơn, diệt trừ ham muốn và trả hết nghiệp chướng ở tiền kiếp để sớm giác ngộ như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo hiện đại, con đường giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi là khá đa dạng, nhưng tựu chung lại tất cả đều không nằm ngoài Bát Chính Đạo.

Sau khi chết, con người sẽ tái sinh vào những cảnh giới khác nhau trong vòng luân hồi.

Sau khi chết, con người sẽ tái sinh vào những cảnh giới khác nhau trong vòng luân hồi.

Trong bài “Nghiệp và tái sinh” (Giác Ngộ số 863 ra ngày 16-8-2016) tác giả có nói đến việc đức Phật dùng ảnh dụ về việc tái sinh đại khái như sau: “Một đàn bò bị nhốt trong chuồng, cửa mở, con chạy ra trước tiên là con mạnh nhất, nếu không có con mạnh nhất thì con đầu đàn, nếu không có con đầu đàn thì con gần cửa nhất, nếu không có con gần cửa nhất thì cả đàn sẽ chen ra cùng một lúc”. Qua đó chúng ta thấy hình ảnh cái chuồng là tàng thức, đàn bò là quả (thức tái sinh), cửa chuồng mở là khi chúng ta chết, bò chạy ra là quả tái sinh. Khi chúng ta chết, những cái quả trong tàng thức sẽ dẫn chúng ta tái sinh. Nếu không có cái quả Cực trọng nghiệp (con bò mạnh nhất) dẫn đi thì cái quả Tập quán nghiệp (con đầu đàn) sẽ dẫn đi, nếu không có cái quả Tập quán nghiệp thì cái quả Cận tử nghiệp (con gần chuồng nhất) dẫn đi và nếu không có cả ba quả trên thì cái quả Tích lũy nghiệp (cả đàn bò cùng ra một lúc) sẽ dẫn đi.

Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo

Đây chính là những cõi mà chúng ta có thể tái sinh vào tùy theo nghiệp của mỗi người. Và 6 cảnh tái sinh thường được diễn tả lại theo hình ảnh của bánh xe luân hồi.

Cõi trời

Đây chính là cõi cao nhất mà chúng ta luôn mong muốn hướng tới. Tuy nhiên để được sống trong cõi này bạn cần phải có thật nhiều phúc đức, phước báu tích lũy trong nhiều kiếp sống. Cuộc sống sẽ trải qua những sự thuận lợi, được sinh sống trong cảnh giàu sang phú quý với một ngoại hình xinh đẹp.

Cõi A-tu-la

Đây chính là đại diện của sự mạnh mẽ, giận dữ nhưng cũng rất nhiều tài năng đi kèm. A-tu-la cũng sẽ có những biểu hiện ghen ghét đố kị những người có tài năng hơn mình.

Cõi Ngạ Quỷ

Có thể miêu tả ngạ quỷ khá dữ tợn, với chiếc bụng rỗng nhưng chiếc cổ và miệng rất bé không thể nuốt được nhưng mà lại cực kỳ tham lam. Biểu trưng có những người có thói tham lam vô độ, ích kỷ chỉ muốn chiếm của người khác cho mình.

Cõi địa ngục

Dành có những ai gây nên quá nhiều tội ác không thể dung tha. Một nơi đen tối và đáng sợ nhất dành cho những ai có tâm tàn độc. Họ sẽ bị trừng phạt theo nhiều mức khác nhau và sẽ phải chịu đau đớn khổ nhục.

Cõi súc sinh

Nói chung lại đây là cõi của những loài động vật, chúng thường có xu hướng nhút nhát, sợ những thứ đe dọa xung quanh, lảng tránh.

Cõi người

Một cõi giúp chúng ta có thể tích đức, làm những điều thiện lành, gây dựng thật nhiều phước báu để luôn được sống trong an nhiên và gặp thật nhiều điều hạnh phúc.

Thiện Minh (T/h)

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tai-sinh-la-gi.html