Tận mục cá thể cu li siêu hiếm Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận

Chính quyền xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao một cá thể cu li nhỏ cho đại diện Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về tự nhiên. Cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng quý, hiếm.

Vào sáng ngày 10/4, UBND xã Sơn Lễ phối hợp với Hạt Kiểm lâm Hương Sơn tiến hành bàn giao một cá thể cu li nhỏ, nặng gần 2 kg cho đại diện Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.

Vào sáng ngày 10/4, UBND xã Sơn Lễ phối hợp với Hạt Kiểm lâm Hương Sơn tiến hành bàn giao một cá thể cu li nhỏ, nặng gần 2 kg cho đại diện Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.

Cá thể cu li nhỏ này được gia đình anh Nguyễn Trọng Thể (thôn Đức Vừ, xã Sơn Lễ) phát hiện trong vườn nhà vào ngày 9/4.

Cá thể cu li nhỏ này được gia đình anh Nguyễn Trọng Thể (thôn Đức Vừ, xã Sơn Lễ) phát hiện trong vườn nhà vào ngày 9/4.

Biết đây là động vật rừng quý hiếm nên gia đình anh Nguyễn Trọng Thể đã báo cáo UBND xã Sơn Lễ để bàn giao cá thể cu li nhỏ.

Biết đây là động vật rừng quý hiếm nên gia đình anh Nguyễn Trọng Thể đã báo cáo UBND xã Sơn Lễ để bàn giao cá thể cu li nhỏ.

Cu li nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, thuộc họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates. Loài động vật này thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cu li nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, thuộc họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates. Loài động vật này thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Trên thế giới và tại Việt Nam, cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.

Trên thế giới và tại Việt Nam, cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.

Cu li nhỏ thường sống ở rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng thường kiếm ăn ban đêm. Thức ăn chủ yếu của cu li nhỏ gồm: côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.

Cu li nhỏ thường sống ở rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng thường kiếm ăn ban đêm. Thức ăn chủ yếu của cu li nhỏ gồm: côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.

Cu li nhỏ có vẻ ngoài hiền lành, dễ thương. Theo đó, chúng bị săn bắt trái phép để làm thuốc hoặc nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, nhiều người không biết đằng sau vẻ ngoài dễ thương, cu li nhỏ có chất độc có thể gây tử vong.

Cu li nhỏ có vẻ ngoài hiền lành, dễ thương. Theo đó, chúng bị săn bắt trái phép để làm thuốc hoặc nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, nhiều người không biết đằng sau vẻ ngoài dễ thương, cu li nhỏ có chất độc có thể gây tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, nọc độc của cu li không chỉ có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng mà còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt nên nếu không may bị cá thể này cắn thì con mồi sẽ đau đớn toàn thân.

Theo các nhà nghiên cứu, nọc độc của cu li không chỉ có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng mà còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt nên nếu không may bị cá thể này cắn thì con mồi sẽ đau đớn toàn thân.

Chất độc của cu li có thể khiến con người có các triệu chứng như: phù nề, nôn mửa. Bệnh nhân trúng nọc độc của cu li thường mất vài tuần để chữa khỏi nhưng sau khi bình phục sẽ để lại sẹo.

Chất độc của cu li có thể khiến con người có các triệu chứng như: phù nề, nôn mửa. Bệnh nhân trúng nọc độc của cu li thường mất vài tuần để chữa khỏi nhưng sau khi bình phục sẽ để lại sẹo.

Trong những trường hợp cực đoan, một số người mẫn cảm với nọc độc của cu li thì vết cắn của nó có thể khiến nạn nhân bị sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong những trường hợp cực đoan, một số người mẫn cảm với nọc độc của cu li thì vết cắn của nó có thể khiến nạn nhân bị sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Mời độc giả xem video: Những “kiệt tác kiến trúc” hoàn hảo nhất thế giới động vật. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tan-muc-ca-the-cu-li-sieu-hiem-vuon-quoc-gia-vu-quang-tiep-nhan-1834135.html