Thêm cơ hội chữa trị cho người mắc chứng ngủ rũ

Thuốc lumryz vừa được FDA chấp thuận điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ rũ.

1. Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là một tình trạng thần kinh mạn tính làm suy yếu khả năng điều chỉnh chu kỳ đánh thức giấc ngủ của não.

Chứng ngủ rũ đặc trưng bởi:

Quá buồn ngủ ban ngày (EDS).
Yếu tay chân.
Ảo giác thức và mơ.
Bóng đè.
Rối loạn giấc ngủ ban đêm…

Quá buồn ngủ ban ngày (EDS) là triệu chứng chính và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Số thời gian ngủ thay đổi từ vài lần đến nhiều lần trong ngày, mỗi lần có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Bệnh nhân chỉ có thể tạm thời cưỡng lại mong muốn ngủ nhưng có thể thức giấc khi ngủ bình thường.

Giấc ngủ có xu hướng xảy ra trong hoàn cảnh nhất định (ví dụ như đọc sách, xem truyền hình, tham dự các cuộc họp), nhưng cũng có thể xảy ra trong các công việc phức tạp, ví dụ như lái xe, thuyết trình, viết, ăn…

Bệnh nhân cũng có thể gặp các cơn ngủ (những lúc ngủ mà không có cảnh báo trước), có thể cảm thấy sảng khoái khi thức dậy nhưng lại ngủ lại trong vài phút.

Giấc ngủ ban đêm có thể không thỏa mãn với những cơn kích thích thường xuyên và bị gián đoạn bởi những giấc mơ sống động, đáng sợ. Hậu quả là năng suất công việc thấp, bất hòa trong các mối quan hệ cá nhân, kém tập trung, động lực thấp, trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn tai nạn (đặc biệt là do va chạm xe cơ giới).

Các triệu chứng khác của chứng ngủ rũ có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng có thể bao gồm giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn, mất trương lực cơ đột ngột thường được kích hoạt bởi cảm xúc mạnh (cataplexy), tê liệt khi ngủ và ảo giác...

Quá buồn ngủ ban ngày (EDS) là triệu chứng chính của chứng ngủ rũ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Quá buồn ngủ ban ngày (EDS) là triệu chứng chính của chứng ngủ rũ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

2. Liệu pháp tác dụng kéo dài trị chứng ngủ rũ

Các liệu pháp điều trị chứng ngủ rũ đã được phê duyệt trước đây, phải dùng hai lần, do đó có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ bằng cách gây mất ngủ hoặc buộc phải thức dậy vào lúc nửa đêm để dùng liều thứ hai.

Lumryz giải phóng natri oxybate, được chỉ định dùng một lần, trước khi đi ngủ, để điều trị chứng cataplexy hoặc buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ rũ. Đây là phương pháp điều trị đầu tiên và duy nhất cho tình trạng này, tạo thuận lợi cho người bệnh không phải dậy đêm để uống thuốc liều 2.

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc mới trị chứng ngủ rũ

Dùng lumryz (natri oxybate) cùng với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS) khác (dùng để khiến bạn buồn ngủ), bao gồm thuốc giảm đau opioid, benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh an thần, thuốc gây mê toàn thân, thuốc giãn cơ, rượu… có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng bao gồm khó thở (suy giảm hô hấp), hạ huyết áp, buồn ngủ, ngất xỉu và tử vong…

Thành phần hoạt chất của lumryz (natri oxybate) là một dạng gamma hydroxybutyrate (GHB), một chất được kiểm soát. Lạm dụng GHB bất hợp pháp một mình hoặc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, đã gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Co giật, khó thở (suy hô hấp), buồn ngủ, hôn mê và tử vong. Gọi cho bác sĩ hoặc cấp cứu ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Không dùng lumryz nếu bạn dùng các loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần khác (thuốc gây buồn ngủ), uống rượu... Việc nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, kể cả khi đang đứng hoặc khi đứng dậy khỏi giường đã dẫn đến những cú ngã gây thương tích khiến một số người phải nhập viện.

Thuốc lumryz vừa được FDA chấp thuận điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ rũ.

Thuốc lumryz vừa được FDA chấp thuận điều trị buồn ngủ ban ngày quá mức (EDS) ở người lớn mắc chứng ngủ rũ.

Lumryz có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

- Các vấn đề về hô hấp, bao gồm thở chậm hơn, khó thở và/hoặc ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ, ví dụ như ngưng thở khi ngủ. Những người đã có vấn đề về hô hấp hoặc phổi có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn khi dùng lumryz.

-Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm nhầm lẫn, ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật), suy nghĩ bất thường, cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã, trầm cảm, có ý nghĩ tự sát hoặc cố gắng tự sát, ngày càng mệt mỏi, cảm giác khó chịu, cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị, khó tập trung...

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị trầm cảm hoặc đã cố gắng làm hại chính mình. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu về sức khỏe tâm thần, thay đổi cân nặng hoặc cảm giác thèm ăn.

-Mộng du, có thể gây thương tích. Gọi cho bác sĩ nếu bạn bắt đầu mộng du.

Ngoài ra, lumryz chứa nhiều natri (muối) và có thể không phù hợp với các tình trạng đang ăn kiêng hạn chế muối hoặc người bị tăng huyết áp, suy tim hoặc các vấn đề về thận...

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của lumryz ở người lớn bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, đái dầm, nhức đầu... Tác dụng phụ có thể tăng lên khi dùng lumryz liều cao hơn.

Lumryz có thể gây ra sự phụ thuộc về thể chất và thèm thuốc khi không dùng theo chỉ dẫn. Do đó chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng.

Phương pháp loại bỏ căng thẳng trước khi ngủ

Bích Ngọc

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/them-co-hoi-chua-tri-cho-nguoi-mac-chung-ngu-ru-169230503150817054.htm