Tiêm kích F-22 gây sốc khi liên tiếp thua cuộc trước các chiến đấu cơ thế hệ cũ

Siêu tiêm kích F-22 đã nhiều lần bị đánh bại trong tình huống đối kháng với những chiến đấu cơ... thế hệ cũ. Dù chỉ là xảy ra trong các cuộc tập trận song kết quả này rõ ràng đã gây sốc cho giới chuyên gia hàng không quân sự.

Tiêm kích F-22 cho dù được giới thiệu là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Mỹ, nhưng nó đã vài lần thua cuộc khi đối đầu F-16 Fighting Falcon và EA-18G Growler.

Tiêm kích F-22 cho dù được giới thiệu là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Mỹ, nhưng nó đã vài lần thua cuộc khi đối đầu F-16 Fighting Falcon và EA-18G Growler.

Không thua những máy bay thế hệ cũ do Mỹ sản xuất, danh tiếng của F-22 còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc huấn luyện đối kháng với tiêm kích Eurofighter Typhoon của Đức tại thời điểm hơn 10 năm trước.

Không thua những máy bay thế hệ cũ do Mỹ sản xuất, danh tiếng của F-22 còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc huấn luyện đối kháng với tiêm kích Eurofighter Typhoon của Đức tại thời điểm hơn 10 năm trước.

Vào năm 2012, trong khuôn khổ cuộc tập trận không chiến Red Flag diễn ra tại Alaska, các phi công thuộc Phi đội chiến thuật số 74 của Không quân Đức đã tham gia tình huống giao chiến mô phỏng tầm gần với tiêm kích F-22 của Mỹ.

Vào năm 2012, trong khuôn khổ cuộc tập trận không chiến Red Flag diễn ra tại Alaska, các phi công thuộc Phi đội chiến thuật số 74 của Không quân Đức đã tham gia tình huống giao chiến mô phỏng tầm gần với tiêm kích F-22 của Mỹ.

Cuộc diễn tập nói trên bao gồm một số kịch bản không chiến phức tạp và thực tế, đã cho thấy F-22 Raptor không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế rõ rệt so với các loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ hơn.

Cuộc diễn tập nói trên bao gồm một số kịch bản không chiến phức tạp và thực tế, đã cho thấy F-22 Raptor không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế rõ rệt so với các loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ hơn.

Theo các phi công Đức, trong quá trình cơ động, hệ thống kiểm soát vector lực đẩy (TVC) của F-22 đã ảnh hưởng xấu đến khả năng thao diễn khi tiến hành cận chiến với Eurofighter Typhoon.

Theo các phi công Đức, trong quá trình cơ động, hệ thống kiểm soát vector lực đẩy (TVC) của F-22 đã ảnh hưởng xấu đến khả năng thao diễn khi tiến hành cận chiến với Eurofighter Typhoon.

Hệ thống TVC này được thiết kế để kiểm soát hướng phụt của luồng phản lực động cơ, đáng lẽ phải mang lại sức cơ động cao hơn, nhưng thật ngạc nhiên khi lại gây ra vấn đề khi cận chiến, làm giảm hiệu quả của F-22.

Hệ thống TVC này được thiết kế để kiểm soát hướng phụt của luồng phản lực động cơ, đáng lẽ phải mang lại sức cơ động cao hơn, nhưng thật ngạc nhiên khi lại gây ra vấn đề khi cận chiến, làm giảm hiệu quả của F-22.

Khác biệt hoàn toàn với F-22, Eurofighter Typhoon - chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng do châu Âu chế tạo đã thể hiện khả năng vận động xuất sắc ở nhiều dải tốc độ và độ cao khác nhau.

Khác biệt hoàn toàn với F-22, Eurofighter Typhoon - chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng do châu Âu chế tạo đã thể hiện khả năng vận động xuất sắc ở nhiều dải tốc độ và độ cao khác nhau.

Các phi công Đức tham gia cuộc tập trận lưu ý rằng tiêm kích của họ có lợi thế trong chiến đấu tầm gần, cho phép nó đối đầu sòng phẳng với F-22 trong bài tập mô phỏng tình huống.

Các phi công Đức tham gia cuộc tập trận lưu ý rằng tiêm kích của họ có lợi thế trong chiến đấu tầm gần, cho phép nó đối đầu sòng phẳng với F-22 trong bài tập mô phỏng tình huống.

Kết quả trên đã làm bùng phát tranh luận xung quanh hiệu suất chiến đấu của F-22. Mặc dù đây chỉ là tình huống huấn luyện giả định, tuân theo kịch bản, nhưng vẫn buộc giới chức Không quân Mỹ phải suy nghĩ về khả năng thực sự của Raptor trong tác chiến.

Kết quả trên đã làm bùng phát tranh luận xung quanh hiệu suất chiến đấu của F-22. Mặc dù đây chỉ là tình huống huấn luyện giả định, tuân theo kịch bản, nhưng vẫn buộc giới chức Không quân Mỹ phải suy nghĩ về khả năng thực sự của Raptor trong tác chiến.

Chưa dừng lại đây, tiêm kích FA-50 của Không quân Philippines (PAF) cũng đã "đọ cánh" với chiến đấu cơ Mỹ và thậm chí còn được cho là đã thành công khi “tiêu diệt mục tiêu” là chiếc F-22 trong một kịch bản chưa rõ ràng.

Chưa dừng lại đây, tiêm kích FA-50 của Không quân Philippines (PAF) cũng đã "đọ cánh" với chiến đấu cơ Mỹ và thậm chí còn được cho là đã thành công khi “tiêu diệt mục tiêu” là chiếc F-22 trong một kịch bản chưa rõ ràng.

Chiến đấu cơ do Hàn Quốc sản xuất đã đụng đầu F-22 Raptor của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận mang tên Cope Thunder giữa Mỹ và Philippines - một sự kiện đã trở lại sau 33 năm gián đoạn.

Chiến đấu cơ do Hàn Quốc sản xuất đã đụng đầu F-22 Raptor của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận mang tên Cope Thunder giữa Mỹ và Philippines - một sự kiện đã trở lại sau 33 năm gián đoạn.

Trong một bài viết gần đây trên tạp chí của Lực lượng Không quân Philippines, họ đã tiết lộ một thành tựu bất ngờ, khi phi công tiêm kích lái chiếc FA-50 trong cuộc tập trận không chiến với F-22 Raptor reo lên: “Fox 2! Đã diệt một Raptor ở ngã rẽ phải!"

Trong một bài viết gần đây trên tạp chí của Lực lượng Không quân Philippines, họ đã tiết lộ một thành tựu bất ngờ, khi phi công tiêm kích lái chiếc FA-50 trong cuộc tập trận không chiến với F-22 Raptor reo lên: “Fox 2! Đã diệt một Raptor ở ngã rẽ phải!"

Đại diện PAF nói thêm: “Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu của Philippines đã chiến thắng tiêm kích thế hệ thứ 5 trong một trận không chiến mô phỏng diễn ra trên không phận đảo Luzon, trong Cuộc tập trận Cope Thunder”.

Đại diện PAF nói thêm: “Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử quân sự. Máy bay chiến đấu của Philippines đã chiến thắng tiêm kích thế hệ thứ 5 trong một trận không chiến mô phỏng diễn ra trên không phận đảo Luzon, trong Cuộc tập trận Cope Thunder”.

Tuy nhiên điều quan trọng là kịch bản giao tranh không được hé lộ, và rõ ràng chiếc F-22 đã tiếp cận FA-50 ở cự ly rất gần, điều chắc chắn không xảy ra trong tình huống thực tế, bởi khi đó Raptor sẽ bắn hạ đối phương từ rất xa nhờ tên lửa cùng radar cực mạnh mà nó mang theo.

Tuy nhiên điều quan trọng là kịch bản giao tranh không được hé lộ, và rõ ràng chiếc F-22 đã tiếp cận FA-50 ở cự ly rất gần, điều chắc chắn không xảy ra trong tình huống thực tế, bởi khi đó Raptor sẽ bắn hạ đối phương từ rất xa nhờ tên lửa cùng radar cực mạnh mà nó mang theo.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-f-22-gay-soc-khi-lien-tiep-thua-cuoc-truoc-cac-chien-dau-co-the-he-cu-post576947.antd