TP.HCM: Đặc sắc Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú

Ngày 27/12, hàng nghìn người dân đổ về phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tham dự Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú tại di tích lịch sử và nghệ thuật cấp Quốc gia đình Phong Phú.

 Đình Phong Phú tọa lạc trên khu đất 4,2ha, tại khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM (nay thuộc thành phố Thủ Đức). Đây là di tích lịch sử - văn hóa cách mạng cấp quốc gia và cũng là một điểm tâm linh có tuổi đời hơn 1 thế kỷ.

Đình Phong Phú tọa lạc trên khu đất 4,2ha, tại khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM (nay thuộc thành phố Thủ Đức). Đây là di tích lịch sử - văn hóa cách mạng cấp quốc gia và cũng là một điểm tâm linh có tuổi đời hơn 1 thế kỷ.

 Theo trung tâm văn hóa Thành phố Thủ Đức, đình Phong Phú được xây dựng vào năm 1880. Đây được xem là ngôi đình cổ bậc nhất miền Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình Phong Phú vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính.

Theo trung tâm văn hóa Thành phố Thủ Đức, đình Phong Phú được xây dựng vào năm 1880. Đây được xem là ngôi đình cổ bậc nhất miền Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình Phong Phú vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính.

 Theo thông lệ cổ truyền thường niên, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú năm Quý Mão được tổ chức phần lễ trang nghiêm, phần hội mang không khí vui tươi, rộn ràng.

Theo thông lệ cổ truyền thường niên, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú năm Quý Mão được tổ chức phần lễ trang nghiêm, phần hội mang không khí vui tươi, rộn ràng.

 Lễ Kỳ Yên năm nay được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27/12, nhằm ngày 14 và 15/11 năm Quý Mão, với các hoạt động chính gồm: Lễ Cung nghinh sắc thần, Lễ Tế Thần nông, Lễ Túc yết - Xây chầu - Hát đại bội, Lễ Chánh tế và An vị sắc thần…

Lễ Kỳ Yên năm nay được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27/12, nhằm ngày 14 và 15/11 năm Quý Mão, với các hoạt động chính gồm: Lễ Cung nghinh sắc thần, Lễ Tế Thần nông, Lễ Túc yết - Xây chầu - Hát đại bội, Lễ Chánh tế và An vị sắc thần…

 Bên cạnh đó, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú năm nay còn diễn ra các hoạt động hát tuồng hát bội; múa lân sư rồng, biểu diễn võ cổ truyền, xiếc xe bay; các trò chơi dân gian thiếu nhi: nặn tò he, ném bóng, đánh quay… thu hút đông đảo người dân, khách thập phương cùng tham gia.

Bên cạnh đó, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú năm nay còn diễn ra các hoạt động hát tuồng hát bội; múa lân sư rồng, biểu diễn võ cổ truyền, xiếc xe bay; các trò chơi dân gian thiếu nhi: nặn tò he, ném bóng, đánh quay… thu hút đông đảo người dân, khách thập phương cùng tham gia.

 Bà Nguyễn Thị Hồng (45 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức) cho biết, cứ mỗi dịp cuối năm, bà lại đến đình Phong Phú để tham dự Lễ Kỳ Yên nhằm mong cầu một năm mới an lành, may mắn và sức khỏe. "Năm mới tôi cầu mong được sức khỏe để làm việc chăm sóc cho gia đình, tôi cũng mong các con cái tôi học tập và làm việc thuận lợi, có cuộc sống tốt hơn năm này", bà Hồng nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng (45 tuổi, ngụ thành phố Thủ Đức) cho biết, cứ mỗi dịp cuối năm, bà lại đến đình Phong Phú để tham dự Lễ Kỳ Yên nhằm mong cầu một năm mới an lành, may mắn và sức khỏe. "Năm mới tôi cầu mong được sức khỏe để làm việc chăm sóc cho gia đình, tôi cũng mong các con cái tôi học tập và làm việc thuận lợi, có cuộc sống tốt hơn năm này", bà Hồng nói.

 Bà Trần Thúy Hằng, Phó Chủ tịch phương Tăng Nhơn Phú B cho biết, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú là dịp để người dân từ nhiều tỉnh thành đổ về thờ cúng, đây trở thành một lễ hội truyền thống lâu năm của địa phương mỗi dịp cuối năm. "Đình Phong Phú có tuổi đời từ rất lâu và từng gắn bó với cách mạng, do đó vào mỗi dịp lễ, rất đông người từng tham gia cách mạng đến đây để thờ cúng và nhớ lại kỷ niệm xưa", bà Hằng cho biết.

Bà Trần Thúy Hằng, Phó Chủ tịch phương Tăng Nhơn Phú B cho biết, Lễ Kỳ Yên đình Phong Phú là dịp để người dân từ nhiều tỉnh thành đổ về thờ cúng, đây trở thành một lễ hội truyền thống lâu năm của địa phương mỗi dịp cuối năm. "Đình Phong Phú có tuổi đời từ rất lâu và từng gắn bó với cách mạng, do đó vào mỗi dịp lễ, rất đông người từng tham gia cách mạng đến đây để thờ cúng và nhớ lại kỷ niệm xưa", bà Hằng cho biết.

 Ngày 20/10/1976, xã Tăng Nhơn Phú (phường Tăng Nhơn Phú ngày nay) được công nhận là xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Danh hiệu cao quý này có sự đóng góp của hội đình Phong Phú. Năm 1993, đình Phong Phú được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa - cách mạng và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngày 20/10/1976, xã Tăng Nhơn Phú (phường Tăng Nhơn Phú ngày nay) được công nhận là xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Danh hiệu cao quý này có sự đóng góp của hội đình Phong Phú. Năm 1993, đình Phong Phú được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa - cách mạng và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Minh Tuấn

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/tphcm-dac-sac-le-ky-yen-dinh-phong-phu-164440.html