TP Hồ Chí Minh: Trải nghiệm tour 'Tìm lại dấu xưa' và tham gia từ thiện

Ngày 26/7, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Quản lý buồng phòng Miền Nam đã tổ chức cho 70 thí sinh lọt vào vòng chung kết 'Hội thi nghiệp vụ buồng, phòng TP Hồ Chí Minh mở rộng 2023' tham gia trải nghiệm tour 'Tìm lại dấu xưa' và đi thăm, tặng quà cho các em thiếu nhi tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp.

Các thí sinh xuất sắc nhất của "Hội thi nghiệp vụ buồng, phòng TP Hồ Chí Minh mở rộng 2023" tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa của TP Hồ Chí Minh.

Các thí sinh xuất sắc nhất của "Hội thi nghiệp vụ buồng, phòng TP Hồ Chí Minh mở rộng 2023" tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa của TP Hồ Chí Minh.

Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, tour du lịch “Tìm lại dấu xưa” được tổ chức nhằm cổ vũ tinh thần cho các thí sinh xuất sắc nhất trước khi bước vào vòng chung kết "Hội thi nghiệp vụ buồng, phòng TP Hồ Chí Minh mở rộng 2023".

Trong chuyến đi này, các thí sinh đã được tham quan các địa điểm nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh như: chợ Bến Thành, Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, tòa nhà Bitexco, Nhà hát Thành Phố… trên chiếc xe Bus hai tầng Hop on – Hop Off; tham quan những điểm đến cổ xưa có tuổi đời từ 100 - 300 năm tuổi tại quận Gò Vấp như: Phù Châu miếu, Đình Thông Tây Hội và giáo đường Hạnh Thông Tây...

Ngoài ra, các thí sinh còn tham gia hoạt động thiện nguyện tại Làng trẻ em SOS (quận Gò Vấp).

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban tổ chức hội thi cho biết, "Hội thi nghiệp vụ buồng, phòng TP Hồ Chí Minh mở rộng 2023" là một sự động viên và cũng là sự tôn vinh giá trị ngành nghề mà các sinh viên, người lao động làm nghề buồng, phòng đang theo đuổi. Sở cũng hy vọng các thí sinh sẽ là những người đam mê, nhiệt huyết với nghề và là những lớp trẻ sáng tạo, mang đến nhiều năng lượng tích cực cho chính công việc và khách hàng trong tương lai.

Báo Tin tức xin gửi đến được độc giả một số hình ảnh của chuyến du lịch và thiện nguyện tại TP Hồ Chí Minh:

Các thí sinh chụp ảnh kỉ niệm tại Hội trường Thống Nhất trước khi bắt đầu tour du lịch "Tìm lại dấu xưa" trong ngày 26/7.

Các thí sinh chụp ảnh kỉ niệm tại Hội trường Thống Nhất trước khi bắt đầu tour du lịch "Tìm lại dấu xưa" trong ngày 26/7.

Các thí sinh trải nghiệm trên xe Bus 2 tầng đi qua Nhà thờ Đức Bà.

Các thí sinh trải nghiệm trên xe Bus 2 tầng đi qua Nhà thờ Đức Bà.

Và đi qua trụ sở UBND - HĐND TP Hồ Chí Minh.

Và đi qua trụ sở UBND - HĐND TP Hồ Chí Minh.

Các thí sinh tiếp tục hành trình tham quan Phù Châu miếu tại quận Gò Vấp. Đây là ngôi miếu có tuổi đời hơn 300 năm.

Các thí sinh tiếp tục hành trình tham quan Phù Châu miếu tại quận Gò Vấp. Đây là ngôi miếu có tuổi đời hơn 300 năm.

Phù Châu miếu có diện tích khoảng 550m2, được xây dựng trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân trên sông Vàm Thuật.

Phù Châu miếu có diện tích khoảng 550m2, được xây dựng trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân trên sông Vàm Thuật.

Chính điện miếu nổi Phù Châu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trước điện thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền...

Chính điện miếu nổi Phù Châu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trước điện thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền...

Điểm tham quan thứ hai tại quận Gò Vấp là Đình Thông Tây Hội ở Phường 11. Ngôi đình này có tuổi đời lâu đời nhất không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà cả vùng đất phương Nam.

Điểm tham quan thứ hai tại quận Gò Vấp là Đình Thông Tây Hội ở Phường 11. Ngôi đình này có tuổi đời lâu đời nhất không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà cả vùng đất phương Nam.

Ông Nguyễn Văn Tý, Trưởng Ban Quản lý di tích Đình Thông Tây Hội cho biết, ngôi đình được những người di dân có quê gốc Nghệ An dựng lên từ năm 1679. Ban đầu chỉ dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, ngôi đình vẫn tồn tại sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa và chính thức được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia năm 1998.

Ông Nguyễn Văn Tý, Trưởng Ban Quản lý di tích Đình Thông Tây Hội cho biết, ngôi đình được những người di dân có quê gốc Nghệ An dựng lên từ năm 1679. Ban đầu chỉ dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, ngôi đình vẫn tồn tại sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa và chính thức được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia năm 1998.

Các thí sinh tham gia công tác thiện nguyện tại Làng SOS Gò Vấp. Tại đây, ban tổ chức hội thi đã trao 500 kg gạo, 100 thùng sữa và các loại bánh kẹo, đường, bột ngọt... cùng 60 triệu đồng cho các gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Các thí sinh tham gia công tác thiện nguyện tại Làng SOS Gò Vấp. Tại đây, ban tổ chức hội thi đã trao 500 kg gạo, 100 thùng sữa và các loại bánh kẹo, đường, bột ngọt... cùng 60 triệu đồng cho các gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Làng trẻ em SOS Gò Vấp được biết đến là nơi có quy mô lớn nhất trong các làng trẻ em SOS tại Việt Nam với 20 nhà gia đình, 2 khu lưu xá thanh niên và một trường mẫu giáo với 6 lớp.

Làng trẻ em SOS Gò Vấp được biết đến là nơi có quy mô lớn nhất trong các làng trẻ em SOS tại Việt Nam với 20 nhà gia đình, 2 khu lưu xá thanh niên và một trường mẫu giáo với 6 lớp.

Từ hơn 40 trẻ em đầu tiên được nhận vào Làng những ngày đầu năm 1990, đến nay Làng đã và đang nuôi dưỡng được 622 em, trong đó đã có 378 em trưởng thành, tự lập và hòa nhập vào xã hội.

Từ hơn 40 trẻ em đầu tiên được nhận vào Làng những ngày đầu năm 1990, đến nay Làng đã và đang nuôi dưỡng được 622 em, trong đó đã có 378 em trưởng thành, tự lập và hòa nhập vào xã hội.

Chùm ảnh, clip: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/tp-ho-chi-minh-trai-nghiem-tour-tim-lai-dau-xua-va-tham-gia-tu-thien-20230726172158795.htm