Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Nha Trang công bố phương án tuyển sinh
Trường ĐH Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Nha Trang vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2024.
Năm 2014, Trường ĐH Nha Trang xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT; Xét tuyển dựa vào Điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (thang 1.200) và Điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (thang 150) năm 2024; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT (thang điểm 40).
Trường cũng xét tuyển dựa vào Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (thang 30). Ngoại trừ phương án ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT, các phương án còn lại đều áp điểm điều kiện tiếng Anh ở một số ngành đào tạo. Điều kiện sơ tuyển là thí sinh có điểm trung bình 5 học kỳ từ 6 trở lên.
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT thời gian xét tuyển: 1/5/2024 - 15/7/2024 và sẽ điều chỉnh phù hợp khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh.
Xét tuyển bằng Điểm đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2024 từ 26/2 – 15/6. Xét tuyển bằng Điểm học bạ THPT 6 học kỳ với tổ hợp 4 môn học, thời gian xét tuyển: 26/2– 15/6.
Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh theo 5 phương thức với 2600 sinh viên, trong đó có ngành mới là Quản lý công. Trường cũng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng tối đa 5% tổng chỉ tiêu bao gồm xét tuyển thẳng, UTXT theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD-ĐT và UTXT thẳng học sinh giỏi, tài năng theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM tối đa 20% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 từ 30% đến 50% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 tối đa 50% tổng chỉ tiêu).
Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL…) kết hợp với kết quả học THPT hoặc xét chứng chỉ SAT/ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/ chứng chỉ A-Level tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.