Uy lực hệ thống phòng không Gibka-S Nga đang thử nghiệm ở Ukraine

Nga đã đưa vào chiến trường Ukraine nhiều hệ thống vũ khí với mục đích thử nghiệm để đánh giá khả năng chiến đấu và không ít thiết bị đã bị Ukraine phá hủy, trong đó có hệ thống phòng không Gibka-S.

Theo Militarnyi, Quân đội Ukraine đã phá hủy thành công hệ thống phòng không di động hiếm hoi của Nga có tên “Gibka-S” trên mặt trận Avdiivka. Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc tháp pháo của hệ thống phòng không Gibka-S gắn trên xe bọc thép “Tigr-M” bị lực lượng Ukraine nhắm tới và cho nổ tung. Ảnh: Defence Blog.

Theo Militarnyi, Quân đội Ukraine đã phá hủy thành công hệ thống phòng không di động hiếm hoi của Nga có tên “Gibka-S” trên mặt trận Avdiivka. Một đoạn video ghi lại khoảnh khắc tháp pháo của hệ thống phòng không Gibka-S gắn trên xe bọc thép “Tigr-M” bị lực lượng Ukraine nhắm tới và cho nổ tung. Ảnh: Defence Blog.

Tháp pháo của hệ thống phòng không Gibka-S có nguồn gốc từ tổ hợp 3M-47 “Gibka” trên biển, được trang bị để mang tới 4 tên lửa đất đối không loại Igla, cung cấp khả năng phòng thủ điểm trước nhiều mối đe dọa từ trên không. Ảnh: Micoope.

Tháp pháo của hệ thống phòng không Gibka-S có nguồn gốc từ tổ hợp 3M-47 “Gibka” trên biển, được trang bị để mang tới 4 tên lửa đất đối không loại Igla, cung cấp khả năng phòng thủ điểm trước nhiều mối đe dọa từ trên không. Ảnh: Micoope.

Được thiết kế cho các cuộc giao tranh tầm ngắn, Gibka-S có khả năng nhắm mục tiêu vào máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao hoạt động ở độ cao thấp. Ảnh: Defence Blog.

Được thiết kế cho các cuộc giao tranh tầm ngắn, Gibka-S có khả năng nhắm mục tiêu vào máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao hoạt động ở độ cao thấp. Ảnh: Defence Blog.

Hệ thống Gibka-S có tầm bắn lên tới 6,5 km và tầm bao phủ độ cao 4,5 km. Các báo cáo chưa được xác nhận cho biết, hệ thống Gibka-S đã được Lực lượng mặt đất Nga chính thức sử dụng từ năm 2022, trước khi xảy ra xung đột với Ukraine. Ảnh: Military Review.

Hệ thống Gibka-S có tầm bắn lên tới 6,5 km và tầm bao phủ độ cao 4,5 km. Các báo cáo chưa được xác nhận cho biết, hệ thống Gibka-S đã được Lực lượng mặt đất Nga chính thức sử dụng từ năm 2022, trước khi xảy ra xung đột với Ukraine. Ảnh: Military Review.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Nga cho biết quân đội nước này đã tăng cường khả năng phòng không ở Ukraine với hệ thống tên lửa di động Gibka-S mới. Ảnh: Military Wiki.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Nga cho biết quân đội nước này đã tăng cường khả năng phòng không ở Ukraine với hệ thống tên lửa di động Gibka-S mới. Ảnh: Military Wiki.

Vào tháng 12/2023, một bức ảnh chụp Gibka-S ở Ukraine được đăng trên mạng xã hội VK của Nga, đã xác nhận việc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn mới này.

Vào tháng 12/2023, một bức ảnh chụp Gibka-S ở Ukraine được đăng trên mạng xã hội VK của Nga, đã xác nhận việc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn mới này.

Hệ thống phòng không này dựa trên khung gầm của xe bọc thép Tiger, cho phép Quân đội Nga tăng cường đáng kể khả năng phòng không, đưa ra phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các mối đe dọa trên không đa dạng.

Hệ thống phòng không này dựa trên khung gầm của xe bọc thép Tiger, cho phép Quân đội Nga tăng cường đáng kể khả năng phòng không, đưa ra phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các mối đe dọa trên không đa dạng.

Để đối phó với những mối đe dọa từ trên không, Nga đã tăng cường đáng kể khả năng phòng không tầm ngắn để chống lại các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Ukraine. Hệ thống Gibka-S dự kiến sẽ cực kỳ hữu ích trong việc bảo vệ các đoàn xe tiếp tế và các đoàn xe chiến thuật khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Để đối phó với những mối đe dọa từ trên không, Nga đã tăng cường đáng kể khả năng phòng không tầm ngắn để chống lại các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Ukraine. Hệ thống Gibka-S dự kiến sẽ cực kỳ hữu ích trong việc bảo vệ các đoàn xe tiếp tế và các đoàn xe chiến thuật khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Động thái chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của lực lượng mặt đất và cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công trên không, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Động thái chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của lực lượng mặt đất và cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công trên không, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Nga đã triển khai một số lượng đáng kể các hệ thống phòng không tầm ngắn như Pantsir-S1, Tor-M2 và đặc biệt là Gibka-S, để đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay không người lái và máy bay chiến thuật.

Nga đã triển khai một số lượng đáng kể các hệ thống phòng không tầm ngắn như Pantsir-S1, Tor-M2 và đặc biệt là Gibka-S, để đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay không người lái và máy bay chiến thuật.

Những hệ thống này được công nhận về tính linh hoạt và hiệu quả ở cự ly gần, đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phòng không mở rộng của Nga. Đặc biệt, Gibka-S bổ sung thêm một chiều hướng mới cho kho vũ khí này với các tính năng tiên tiến được thiết kế để giải quyết tính chất ngày càng gia tăng của các mối đe dọa trên không.

Những hệ thống này được công nhận về tính linh hoạt và hiệu quả ở cự ly gần, đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phòng không mở rộng của Nga. Đặc biệt, Gibka-S bổ sung thêm một chiều hướng mới cho kho vũ khí này với các tính năng tiên tiến được thiết kế để giải quyết tính chất ngày càng gia tăng của các mối đe dọa trên không.

Việc tập trung vào phòng không tầm ngắn, bao gồm cả việc triển khai Gibka-S, cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Nga nhằm chống lại các mối đe dọa bất đối xứng như máy bay không người lái một cách hiệu quả hơn, vốn đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Việc tập trung vào phòng không tầm ngắn, bao gồm cả việc triển khai Gibka-S, cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Nga nhằm chống lại các mối đe dọa bất đối xứng như máy bay không người lái một cách hiệu quả hơn, vốn đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Được phát triển bởi Cục Thiết kế Chế tạo Máy, Gibka-S hiện đang trong giai đoạn đánh giá ở Ukraine. Các quan chức của Rostec đã xác nhận hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho hệ thống tên lửa đất đối không Gibka-S, với các đội kỹ thuật thường xuyên đến mặt trận Ukraine để hỗ trợ.

Được phát triển bởi Cục Thiết kế Chế tạo Máy, Gibka-S hiện đang trong giai đoạn đánh giá ở Ukraine. Các quan chức của Rostec đã xác nhận hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho hệ thống tên lửa đất đối không Gibka-S, với các đội kỹ thuật thường xuyên đến mặt trận Ukraine để hỗ trợ.

Gibka-S có thể mang tổng cộng 8 tên lửa, được chia thành hai phần để triển khai nhanh chóng và thuận tiện. Gibka-S hoạt động với ba kênh bắn, mang lại sự linh hoạt trong các tình huống chiến đấu khác nhau.

Gibka-S có thể mang tổng cộng 8 tên lửa, được chia thành hai phần để triển khai nhanh chóng và thuận tiện. Gibka-S hoạt động với ba kênh bắn, mang lại sự linh hoạt trong các tình huống chiến đấu khác nhau.

Các tên lửa được sử dụng trong hệ thống Gibka-S bao gồm 9K38 Igla và 9K333 Verba. Igla là hệ thống phòng không cầm tay được giới thiệu vào năm 1981, trong khi Verba là thế hệ thứ tư của MANPADS, được Nga giới thiệu vào năm 2014. Verba được trang bị thiết bị tìm kiếm quang học ba kênh, nâng cao khả năng phân biệt mục tiêu thật với mục tiêu mồi nhử.

Các tên lửa được sử dụng trong hệ thống Gibka-S bao gồm 9K38 Igla và 9K333 Verba. Igla là hệ thống phòng không cầm tay được giới thiệu vào năm 1981, trong khi Verba là thế hệ thứ tư của MANPADS, được Nga giới thiệu vào năm 2014. Verba được trang bị thiết bị tìm kiếm quang học ba kênh, nâng cao khả năng phân biệt mục tiêu thật với mục tiêu mồi nhử.

Việc sử dụng Gibka-S ở Ukraine không chỉ đóng vai trò là công cụ chiến lược mà còn là cuộc thử nghiệm thực tế để đánh giá hiệu quả của nó. Những cuộc thử nghiệm này cho thấy hiệu suất của hệ thống dưới nhiều điều kiện chiến đấu khác nhau, một khía cạnh quan trọng trước khi sản xuất hàng loạt.

Việc sử dụng Gibka-S ở Ukraine không chỉ đóng vai trò là công cụ chiến lược mà còn là cuộc thử nghiệm thực tế để đánh giá hiệu quả của nó. Những cuộc thử nghiệm này cho thấy hiệu suất của hệ thống dưới nhiều điều kiện chiến đấu khác nhau, một khía cạnh quan trọng trước khi sản xuất hàng loạt.

Lê Quang (Theo Armyrecognition)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/uy-luc-he-thong-phong-khong-gibka-s-nga-dang-thu-nghiem-o-ukraine-1958947.html