Về Hải Dương viếng đền Cao An Phụ

Đền Cao An Phụ có tên tự là An Phụ Sơn Từ, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ thuộc phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 40km về phía đông bắc. Ngôi đền thiêng này là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của vị vua đầu tiên triều Trần và cũng là thân sinh của vị anh hùng dân tộc Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm, vào mùng 1 tháng 4 âm lịch - ngày mất của An Sinh Vương, người dân địa phương và du khách khắp nơi hội tụ về di tích quốc gia đặc biệt này làm lễ dâng hương, tri ân công đức của ông và những người đã có công đánh đuổi quân Nguyên Mông.

Nhân chuyến về thăm tỉnh Hải Dương kết nghĩa, chúng tôi đã đến viếng ngôi đền và quần thể khu di tích đặc biệt này.

Đền Cao An Phụ có tên tự là An Phụ Sơn Từ, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ ở độ cao 246m so với mực nước biển, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ bảng lảng sương giăng

Đền Cao An Phụ có tên tự là An Phụ Sơn Từ, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ ở độ cao 246m so với mực nước biển, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ bảng lảng sương giăng

An Phụ Sinh Từ được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Trong đó, hậu cung là nơi thờ tượng An Sinh Vương Trần Liễu và 2 cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô, là 2 con gái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

An Phụ Sinh Từ được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Trong đó, hậu cung là nơi thờ tượng An Sinh Vương Trần Liễu và 2 cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô, là 2 con gái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Cách đền Cao chừng 300m về phía trước là nơi đặt tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được tạc bằng đá xanh, cao 9,7m

Cách đền Cao chừng 300m về phía trước là nơi đặt tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được tạc bằng đá xanh, cao 9,7m

Trong quần thể di tích An Phụ có chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới triều Trần. Trước chùa có 2 cây cổ thụ trên 700 năm tuổi như một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến thiên trên đỉnh núi này

Trong quần thể di tích An Phụ có chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới triều Trần. Trước chùa có 2 cây cổ thụ trên 700 năm tuổi như một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến thiên trên đỉnh núi này

Bên cạnh tượng Hưng Đạo Vương là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân và dân nhà Trần

Bên cạnh tượng Hưng Đạo Vương là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân và dân nhà Trần

Nằm ở độ cao gần 250m nhưng giếng Ngọc và giếng Mắt Rồng quanh năm ăm ắp nước trong vắt. Tương truyền trước đây, cụ từ thường lấy nước giếng để cúng vào ngày sóc, ngày vọng (mùng 1 và 15 âm lịch)

Nằm ở độ cao gần 250m nhưng giếng Ngọc và giếng Mắt Rồng quanh năm ăm ắp nước trong vắt. Tương truyền trước đây, cụ từ thường lấy nước giếng để cúng vào ngày sóc, ngày vọng (mùng 1 và 15 âm lịch)

Từ chân núi An Phụ lên đền Cao có thể đi bằng xe ôm. Nếu đi bằng đường bộ, mọi người phải leo 389 bậc tam cấp bằng đá

Từ chân núi An Phụ lên đền Cao có thể đi bằng xe ôm. Nếu đi bằng đường bộ, mọi người phải leo 389 bậc tam cấp bằng đá

XUÂN HIẾU (thực hiện)

Nguồn Phú Yên: http://baophuyen.vn/141/299560/ve-hai-duong-vieng-den-cao-an-phu.html