Vừa tiếp nhận, lính Ukraine đã sử dụng thành thạo pháo nhảy dù Mỹ nhắm bắn vào quân Nga

Trong gói viện trợ mới nhất của Mỹ dành cho Ukraine có 16 khẩu pháo M119 cỡ nòng 105mm cùng lượng lớn đạn dược. Được biết đây chính là biến thể của pháo L119 vốn được Anh viện trợ cho Kiev trước đó.

Trước khi nhận được pháo M119 của Mỹ, Ukraine đã nhận được 36 khẩu pháo L119 từ Anh. Lính pháo binh Ukraine đã được huấn luyện tại Anh bởi các chuyên gia pháo binh của nước chủ nhà và của Newzealand.

Việc huấn luyện đã được thực hiện vào khoảng tháng 5,
sau đó vào tháng 7 số pháo này được chuyển tới Ukraine.

Đầu tháng 8, lính dù Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng loại pháo này để tấn công quân Nga tại khu vực Kherson.

Pháo binh Ukraine tấn công vào cầu cầu Antonivskyi ở Kherson và đập nước Nova Kakhovka, phá hủy xe quân đội Nga.

Như vậy với 16 khẩu pháo từ Mỹ, Ukraine đang có trong tay 52 khẩu pháo nhảy dù cỡ nòng 105 mm.

Pháo thủ của lực lượng đổ bộ đường không Ukraine cho biết, lựu pháo L119 nhẹ hơn so với lựu pháo D-30 (ảnh) do Liên Xô phát triển.

Pháo M119/L119 được cho là là cơ động hơn, triển khai nhanh hơn, bắn chính xác hơn so với lựu pháo D-30 vốn đang được cả Nga và Ukraine sử dụng với số lượng lớn trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Một lợi thế nữa là cơ động vận chuyển, chỉ cần một phương tiện nhỏ, thậm chí một xe địa hình là có thể kéo pháo M119/L119. Khi di chuyển chúng cũng khó bị phát hiện hơn và ít tạo ra tiếng ồn.

Đây là lợi thế của lực lượng tấn công đường không vì các đơn vị thực hiện chiến đấu tấn công dưới hỏa lực đi cùng hỗ trợ.

Được biết, loại pháo L119 có hiệu quả cao trong tiêu diệt lực lượng mặt đất và phá hủy công sự bằng hỏa lực cầu vồng. Được biết lựu pháo này do Anh sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1975.

Được biết, loại pháo L119 có hiệu quả cao trong tiêu diệt lực lượng mặt đất và phá hủy công sự bằng hỏa lực cầu vồng. Được biết lựu pháo này do Anh sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1975.

Trong cuộc chiến giữa Anh và Argentina liên quan tới tranh chấp đảo Falkland năm 1982, Anh đã sử dụng 30 khẩu pháo loại này với mật độ bắn lên tới 400 phát /mỗi khẩu /mỗi ngày. Đây cũng là lần đầu tiên L119 tham chiến.

Năm 1987, Mỹ đạt được với Anh thỏa thuận về giấy phép sản xuất phiên bản cải tiến của loại pháo này nhằm thay thế cho loại M102 105 mm.

Năm 1987, Mỹ đạt được với Anh thỏa thuận về giấy phép sản xuất phiên bản cải tiến của loại pháo này nhằm thay thế cho loại M102 105 mm.

Khi đưa vào trang bị, Mỹ định danh loại pháo này là M119.

Khi đưa vào trang bị, Mỹ định danh loại pháo này là M119.

M119/L119 vẫn là phiên bản pháo kéo, có nhiệm vụ chủ yếu là yểm trợ lực lượng bộ binh.

M119/L119 vẫn là phiên bản pháo kéo, có nhiệm vụ chủ yếu là yểm trợ lực lượng bộ binh.

Pháo được kéo bằng các loại xe tải hoặc các loại xe bánh hơi có khả năng việt dã cao.

Pháo được kéo bằng các loại xe tải hoặc các loại xe bánh hơi có khả năng việt dã cao.

M119/L119 cũng có thể được vận chuyển đường không bằng các loại trực thăng UH-60 (1 khẩu) hoặc CH-47 (2 khẩu, khi cần có thể tới 6 khẩu) và các phương thức đổ bộ khác như thả dù.

M119/L119 cũng có thể được vận chuyển đường không bằng các loại trực thăng UH-60 (1 khẩu) hoặc CH-47 (2 khẩu, khi cần có thể tới 6 khẩu) và các phương thức đổ bộ khác như thả dù.

M119/L119 nặng khoảng 2 tấn, có khả năng sử dụng tất cả các loại đạn 105 mm tiêu chuẩn của NATO, trong đó M913 HERA có tầm bắn xa nhất là 19,5 km.

M119/L119 nặng khoảng 2 tấn, có khả năng sử dụng tất cả các loại đạn 105 mm tiêu chuẩn của NATO, trong đó M913 HERA có tầm bắn xa nhất là 19,5 km.

M119/L119 sử dụng cỡ nòng 105mm với tầm bắn xa tối đa lên tới 19.500 m.

M119/L119 sử dụng cỡ nòng 105mm với tầm bắn xa tối đa lên tới 19.500 m.

Pháo có biên chế kíp chiến đấu đầy đủ từ 5 tới 7 người. Tốc độ bắn tối đa lên tới 8 viên mỗi phút.

Pháo có biên chế kíp chiến đấu đầy đủ từ 5 tới 7 người. Tốc độ bắn tối đa lên tới 8 viên mỗi phút.

Tuy nhiên khi khai hỏa ở tốc độ 8 viên mỗi phút, khẩu pháo này chỉ duy trì được trong khoảng thời gian tối đa 3 phút - nghĩa là khoảng 24 phát đạn trước khi cần nghỉ để làm nguội nòng cũng như toàn bộ cơ cấu bệ khóa nòng.

Tuy nhiên khi khai hỏa ở tốc độ 8 viên mỗi phút, khẩu pháo này chỉ duy trì được trong khoảng thời gian tối đa 3 phút - nghĩa là khoảng 24 phát đạn trước khi cần nghỉ để làm nguội nòng cũng như toàn bộ cơ cấu bệ khóa nòng.

Cho tới nay, đã có 3 phiên bản M119 được phát triển gồm M119A1/A2/A3.

Cho tới nay, đã có 3 phiên bản M119 được phát triển gồm M119A1/A2/A3.

Năm 2009, Mỹ đã mang M119A2 sang các chiến trường Afghanistan và Iraq để tham chiến. Tại đây chúng được đánh giá cao về hiệu suất chiến đấu.

Năm 2009, Mỹ đã mang M119A2 sang các chiến trường Afghanistan và Iraq để tham chiến. Tại đây chúng được đánh giá cao về hiệu suất chiến đấu.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vua-tiep-nhan-linh-ukraine-da-su-dung-thanh-thao-phao-nhay-du-my-nham-ban-vao-quan-nga-post515574.antd