10 điều cần làm ngay để không mất trí nhớ khi về già

Nếu viễn cảnh mất trí nhớ tuổi già khiến bạn kinh hãi thì từ bây giờ, hãy thực hiện ngay và luôn những điều dưới đây.

Kích thích bộ não. Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Thần kinh học phát hiện ra rằng việc kích thích não bộ bằng cách đọc, viết và một số phương pháp khác giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ tuổi già. Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm với 294 người trên độ tuổi 55. Họ phát hiện những người thường xuyên đọc, viết có tốc độ suy giảm trí nhớ chậm hơn 15% so với những người không đọc, viết.

Ăn nhiều trái cây và rau củ: Một cuộc khảo sát trên 8.000 người tại Pháp cho thấy, chứng mất trí nhớ giảm 28% ở những người ăn trái cây và rau củ hằng ngày.

Bổ sung nhiều vitamin. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) phát hiện những người có hàm lượng vitamin B12 trong máu thấp hơn 6 lần so với người bình thường sẽ có nhiều khả năng gặp vấn đề về trí nhớhơn. Vitamin B12 có nhiều trong gan, cá, sò, thịt gia cầm, trứng, sữa và sữa chua…

Giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng. Các hoóc môn như adrenalin và cortisol chỉ xuất hiện trong một lúc nào đó. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện quá nhiều và trong thời gian dài sẽ tác động xấu đến khả năng tập trung. Hoóc môn cortisol quá cao sẽ gây hại cho các tế bào thần kinh ở vùng hippocampus, khu vực chịu trách nhiệm về khả năng tìm hiểu, tiếp thu và ghi nhớ thông tin.

Kiếm tra huyết áp. Những người bị huyết áp cao từ 40 đến trên 50 tuổi rất có thể sẽ bị chứng bệnh Alzheimer sau này, các chuyên gia cảnh báo. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm giảm rủi ro bằng cách điều trị sớm bằng thuốc và điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn.

Đi bộ nhanh 45 phút ít nhất 3 lần/tuần. Vận động thể chất giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau tốt hơn, tiến sĩ Grahn tiết lộ. Một nghiên cứu khác cho thấy đi bộ với tốc độ nhanh sẽ tốt cho não hơn là đi bộ với quãng đường dài. Người đi bộ nhanh có khả năng cải thiện hoạt động não bộ và duy trì tập trung tốt hơn.

Tích lũy nhận thức. Một số nghiên cứu đã cho thấy, tích lũy kiến thức được kết nối với việc trì hoãn các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Đây cũng là một biện pháp phổ biến khi đề cập đến việc xây dựng sức mạnh cho não. Người có trình độ học vấn cao và thông minh được chứng minh có thể đối phó tốt hơn các tổn thương ở não do bệnh Alzheimer gây ra.

Có giấc ngủ ngon. Sức khỏe não bộ sẽ tăng lên nếu như bạn tạo cho mình những giấc ngủ ngon và chất lượng. Cách duy nhất để có một giấc ngủ ngon là tạo thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không ngủ quá ít cũng không quá nhiều. Trung bình một người nên ngủ vào ban đêm từ 7 – 9 tiếng/ngày.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đời sống tinh thần vốn rất quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là đối với tuổi già. Sự cô lập xã hội và sự cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm làm trí nhớ suy giảm, tuy nhiên hầu hết các vấn đề của bộ nhớ có thể được giải quyết khi trầm cảm được xử lý. Có một số bằng chứng cho thấy trầm cảm là một triệu chứng sớm của bệnh mất trí nhớ vì vậy cần tránh xa và loại bỏ trầm cảm càng sớm càng tốt.

Nên dùng 5 giác quan khi tiếp xúc. Chúng ta hay sử dụng thị giác và thính giác khi tiếp xúc với nhau. Nhưng việc ngửi, chạm và nếm cũng có thể kích thích mạnh mẽ trí nhớ. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng 5 giác quan khi tiếp xúc với ai đó, như dùng xúc giác để cảm nhận khi bắt tay đối phương, dùng khứu giác để biết mùi hương...

Ngọc Anh (Theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/10-dieu-can-lam-ngay-de-khong-mat-tri-nho-khi-ve-gia-536940.html