12 sự thật thú vị về sao Hỏa có thể bạn chưa biết

Mặc dù con người chưa đặt chân đến sao Hỏa, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra được rất nhiều điều thú vị về sao Hỏa.

 Sao Hỏa (Mars) được đặt theo tên của Chiến thần La Mã bởi chính gam màu nóng trên bề mặt đã khiến người xưa liên tưởng đến binh đao, máu và chiến tranh. Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ mặt trời trong hệ Mặt Trời.

Sao Hỏa (Mars) được đặt theo tên của Chiến thần La Mã bởi chính gam màu nóng trên bề mặt đã khiến người xưa liên tưởng đến binh đao, máu và chiến tranh. Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ mặt trời trong hệ Mặt Trời.

Sao Hỏa là hành tinh nhỏ thứ hai trong hệ Mặt Trời chỉ đứng sau sao Kim. Đường kính của nó khoảng 6,791 km, gần bằng một nửa kích thước của Trái đất.

Sao Hỏa là hành tinh nhỏ thứ hai trong hệ Mặt Trời chỉ đứng sau sao Kim. Đường kính của nó khoảng 6,791 km, gần bằng một nửa kích thước của Trái đất.

Ở sao Hỏa nhiệt độ thấp hơn ở Trái đất của chúng ta rất nhiều vì nó ở xa mặt trời hơn. Ở xích đạo, nhiệt độ của nó có thể lên tới 20°C. Nhưng ở phía các cực, nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống tới -140°C.

Ở sao Hỏa nhiệt độ thấp hơn ở Trái đất của chúng ta rất nhiều vì nó ở xa mặt trời hơn. Ở xích đạo, nhiệt độ của nó có thể lên tới 20°C. Nhưng ở phía các cực, nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống tới -140°C.

Sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, và bề mặt có màu đỏ là vì đá và đất của sao Hỏa chứa một lượng nhỏ sắt đã bị gỉ sét theo thời gian. Thay vì là hành tinh đỏ, có lẽ một cái tên thích hợp hơn sẽ là hành tinh han gỉ.

Sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, và bề mặt có màu đỏ là vì đá và đất của sao Hỏa chứa một lượng nhỏ sắt đã bị gỉ sét theo thời gian. Thay vì là hành tinh đỏ, có lẽ một cái tên thích hợp hơn sẽ là hành tinh han gỉ.

Mặc dù con người vẫn chưa đến sao Hỏa nhưng các nhà khoa học đã gửi tàu vũ trụ đến để nghiên cứu về hành tinh hấp dẫn này. Con tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên sao Hỏa là Viking Landers, nó đã chạm xuống bề mặt của sao Hỏa năm 1976.

Mặc dù con người vẫn chưa đến sao Hỏa nhưng các nhà khoa học đã gửi tàu vũ trụ đến để nghiên cứu về hành tinh hấp dẫn này. Con tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên sao Hỏa là Viking Landers, nó đã chạm xuống bề mặt của sao Hỏa năm 1976.

Núi lửa Olympus Mons ở sao Hỏa chính là ngọn núi cao nhất hệ Mặt Trời của chúng ta. Với độ cao 24 km, ngọn núi này có chiều cao gấp 3 lần Everest.

Núi lửa Olympus Mons ở sao Hỏa chính là ngọn núi cao nhất hệ Mặt Trời của chúng ta. Với độ cao 24 km, ngọn núi này có chiều cao gấp 3 lần Everest.

Sao Hỏa có 2 mặt trăng. Chúng có tên lần lượt là Phobos và Deimos.

Sao Hỏa có 2 mặt trăng. Chúng có tên lần lượt là Phobos và Deimos.

Ở sao Hỏa bạn có thể nhảy cao hơn gấp 3 lần so với ở trên Trái đất. Điều này là do lực hấp dẫn giữ chúng ta ở trên mặt đất yếu hơn nhiều so với ở Trái đất.

Ở sao Hỏa bạn có thể nhảy cao hơn gấp 3 lần so với ở trên Trái đất. Điều này là do lực hấp dẫn giữ chúng ta ở trên mặt đất yếu hơn nhiều so với ở Trái đất.

Sao Hỏa hiện là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có robot cư trú. Hiện tại có 5 tàu thám hiểm trên bề mặt sao Hỏa. Nhân loại hiện không có robot trên hành tinh nào khác, biến sao Hỏa trở thành hành tinh của robot.

Sao Hỏa hiện là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có robot cư trú. Hiện tại có 5 tàu thám hiểm trên bề mặt sao Hỏa. Nhân loại hiện không có robot trên hành tinh nào khác, biến sao Hỏa trở thành hành tinh của robot.

Một trong những sự thật được biết đến nhiều nhất về sao Hỏa là nó từng có một lượng lớn nước lỏng. Hàng tỉ năm trước, sao Hỏa có bầu khí quyển dày đặc và hiệu ứng nhà kính mạnh - điều kiện cho phép tồn tại nước lỏng, mặc dù thực tế là sao Hỏa quay quanh khu vực có thể ở của mặt trời.

Một trong những sự thật được biết đến nhiều nhất về sao Hỏa là nó từng có một lượng lớn nước lỏng. Hàng tỉ năm trước, sao Hỏa có bầu khí quyển dày đặc và hiệu ứng nhà kính mạnh - điều kiện cho phép tồn tại nước lỏng, mặc dù thực tế là sao Hỏa quay quanh khu vực có thể ở của mặt trời.

Sao Hỏa thường không có bầu trời đỏ. Sở dĩ bầu trời có màu đỏ là do các cơn bão bụi phát tán các hạt bụi vào bầu khí quyển, khiến bầu trời có màu đỏ hồng.

Sao Hỏa thường không có bầu trời đỏ. Sở dĩ bầu trời có màu đỏ là do các cơn bão bụi phát tán các hạt bụi vào bầu khí quyển, khiến bầu trời có màu đỏ hồng.

Vào ban ngày, bầu trời sao Hỏa có màu đỏ, trong khi hoàng hôn có màu xanh. Khi mặt trời lặn trên sao Hỏa, ánh sáng đỏ từ mặt trời bị lọc ra và ánh sáng xanh bị phân tán, làm cho hoàng hôn có màu xanh.

Vào ban ngày, bầu trời sao Hỏa có màu đỏ, trong khi hoàng hôn có màu xanh. Khi mặt trời lặn trên sao Hỏa, ánh sáng đỏ từ mặt trời bị lọc ra và ánh sáng xanh bị phân tán, làm cho hoàng hôn có màu xanh.

Mời quý độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ | VTV TSTC

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/12-su-that-thu-vi-ve-sao-hoa-co-the-ban-chua-biet-1749655.html