Các loại súng máy hạng nặng 12.7mm trong biên chế Quân đội Việt Nam

Súng máy hạng nặng 12.7mm là loại hỏa khí có sức công phá mạnh, có thể làm nhiều nhiệm vụ như tiêu diệt bộ binh, thiết giáp, máy bay bay thấp của đối phương. Hiện nay, quân đội Việt Nam đang biên chế một số loại súng máy 12.7mm.

Trên chiến trường, nhằm chi viện hỏa lực cho lực lượng tấn công cứ điểm của địch, các đơn vị sẽ được phối thuộc cùng với nhiều loại khí tài hạng nặng như xe tăng, trọng pháo, thiết giáp, pháo phản lực hay máy bay cường kích mặt đất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi tiến công trong điều kiện thiếu thốn hoặc tổ chức phòng ngự thiếu khí tài hạng nặng, thì các loại vũ khí mang vác sẽ tỏ ra vô cùng hiệu quả và đắc lực, một trong số đó là súng máy 12.7mm. Ảnh: Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành đổ bộ đánh chiếm mục tiêu.

Trên chiến trường, nhằm chi viện hỏa lực cho lực lượng tấn công cứ điểm của địch, các đơn vị sẽ được phối thuộc cùng với nhiều loại khí tài hạng nặng như xe tăng, trọng pháo, thiết giáp, pháo phản lực hay máy bay cường kích mặt đất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi tiến công trong điều kiện thiếu thốn hoặc tổ chức phòng ngự thiếu khí tài hạng nặng, thì các loại vũ khí mang vác sẽ tỏ ra vô cùng hiệu quả và đắc lực, một trong số đó là súng máy 12.7mm. Ảnh: Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành đổ bộ đánh chiếm mục tiêu.

Súng máy 12.7mm là loại hỏa lực mang vác dễ dàng, thuận tiện cho việc cơ động hành quân và có hỏa lực mạnh vượt trội so với súng trường cá nhân, súng máy hạng nhẹ,... Có nhiệm vụ tiêu diệt hỏa lực đối phương, tiêu diệt phương tiện bọc thép hạng nhẹ, tiêu diệt trực thăng và máy bay bay thấp, chế áp bộ binh địch và hỗ trợ đắc lực cho quân ta. Ngoài được trang bị cho các đơn vị bộ binh mang vác, súng 12.7mm còn được lắp đặt trên xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến,... Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Quân khu 9 diễn tập bắn súng 12.7mm.

Súng máy 12.7mm là loại hỏa lực mang vác dễ dàng, thuận tiện cho việc cơ động hành quân và có hỏa lực mạnh vượt trội so với súng trường cá nhân, súng máy hạng nhẹ,... Có nhiệm vụ tiêu diệt hỏa lực đối phương, tiêu diệt phương tiện bọc thép hạng nhẹ, tiêu diệt trực thăng và máy bay bay thấp, chế áp bộ binh địch và hỗ trợ đắc lực cho quân ta. Ngoài được trang bị cho các đơn vị bộ binh mang vác, súng 12.7mm còn được lắp đặt trên xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến,... Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Quân khu 9 diễn tập bắn súng 12.7mm.

Loại súng máy hạng nặng 12.7mm đầu tiên và cũng là loại phổ biến nhất hiện nay trong biên chế Quân đội ta, được trang bị trên nhiều loại phương tiện như xe tăng T-54/55, xe thiết giáp M-113 cải tiến, giang thuyền,... và biên chế đại trà cho các đơn vị bộ binh, dân quân tự vệ đó là mẫu DShK 12.7mm do Liên Xô. Súng được thiết kế từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng vẫn có tính năng vô cùng hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến. Ảnh: Tổ chiến đấu thực hành diễn tập với súng máy DShK.

Loại súng máy hạng nặng 12.7mm đầu tiên và cũng là loại phổ biến nhất hiện nay trong biên chế Quân đội ta, được trang bị trên nhiều loại phương tiện như xe tăng T-54/55, xe thiết giáp M-113 cải tiến, giang thuyền,... và biên chế đại trà cho các đơn vị bộ binh, dân quân tự vệ đó là mẫu DShK 12.7mm do Liên Xô. Súng được thiết kế từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng vẫn có tính năng vô cùng hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến. Ảnh: Tổ chiến đấu thực hành diễn tập với súng máy DShK.

Súng được thiết kế và chế tạo tại Liên Xô vào năm 1938 và sau đó đã tham gia vào rất nhiều các cuộc chiến tranh trên thế giới, được sử dụng bởi rất nhiều quân đội các nước. DShK có trọng lượng 34kg với mỗi súng, 157kg khi lắp đầy đủ giá đỡ 3 chân, thước ngắm, bệ tì và hộp tiếp đạn, chiều dài tổng thể 1.625mm, nòng súng dài 1.070mm. Tốc độ bắn 600 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 850m/s, tầm bắn hiệu quả 1.500m và tầm bắn tối đa lên tới 3.000m, sử dụng cỡ đạn 12.7x108mm với một hộp tiếp đạn 50 viên. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ Dân quân tự vệ sử dụng súng DShK.

Súng được thiết kế và chế tạo tại Liên Xô vào năm 1938 và sau đó đã tham gia vào rất nhiều các cuộc chiến tranh trên thế giới, được sử dụng bởi rất nhiều quân đội các nước. DShK có trọng lượng 34kg với mỗi súng, 157kg khi lắp đầy đủ giá đỡ 3 chân, thước ngắm, bệ tì và hộp tiếp đạn, chiều dài tổng thể 1.625mm, nòng súng dài 1.070mm. Tốc độ bắn 600 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 850m/s, tầm bắn hiệu quả 1.500m và tầm bắn tối đa lên tới 3.000m, sử dụng cỡ đạn 12.7x108mm với một hộp tiếp đạn 50 viên. Ảnh: Huấn luyện chiến sĩ Dân quân tự vệ sử dụng súng DShK.

Súng máy DShK lần đầu tiên gia nhập Quân đội Việt Nam từ Kháng chiến chống Pháp, bằng đường viện trợ của các nước XHCN anh em. Nó đã góp phần cực kỳ đắc lực trong việc tiêu diệt máy bay bay thấp thả tiếp tế và thả bom của địch, tạo ô phòng không che đầu phối hợp cùng các loại pháo phòng không còn hạn chế của quân ta bảo vệ đội hình bộ binh tiến công vô cùng hiệu quả, đặc biệt trong số đó tạo nên thành công vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ Ảnh: Bộ đội Việt Minh sử dụng súng máy DShK bắn máy bay trong trận Điện Biên Phủ - 1954

Súng máy DShK lần đầu tiên gia nhập Quân đội Việt Nam từ Kháng chiến chống Pháp, bằng đường viện trợ của các nước XHCN anh em. Nó đã góp phần cực kỳ đắc lực trong việc tiêu diệt máy bay bay thấp thả tiếp tế và thả bom của địch, tạo ô phòng không che đầu phối hợp cùng các loại pháo phòng không còn hạn chế của quân ta bảo vệ đội hình bộ binh tiến công vô cùng hiệu quả, đặc biệt trong số đó tạo nên thành công vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ Ảnh: Bộ đội Việt Minh sử dụng súng máy DShK bắn máy bay trong trận Điện Biên Phủ - 1954

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang sử dụng đại trà một biến thể khác đó là Type-54 - phiên bản DShK do Trung Quốc sản xuất từ năm 1954. Về thông số kỹ thuật, súng cũng có tính năng tương đương với súng do Liên Xô sản xuất, tuy nhiên nòng súng không có ốp cách nhiệt nòng như DShK, làm cho nòng súng bị nóng nhanh hơn khi bắn. Ảnh: Súng máy Type-54 do Trung Quốc sản xuất tại Quân khu 7.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang sử dụng đại trà một biến thể khác đó là Type-54 - phiên bản DShK do Trung Quốc sản xuất từ năm 1954. Về thông số kỹ thuật, súng cũng có tính năng tương đương với súng do Liên Xô sản xuất, tuy nhiên nòng súng không có ốp cách nhiệt nòng như DShK, làm cho nòng súng bị nóng nhanh hơn khi bắn. Ảnh: Súng máy Type-54 do Trung Quốc sản xuất tại Quân khu 7.

Loại súng máy hạng nặng cỡ 12.7mm tiếp theo của Quân đội Việt Nam đang sử dụng là mẫu NSV. NSV được Liên Xô thiết kế chế tạo và sử dụng từ năm 1971 cho đến nay nhằm thay thế cho mẫu DShK đã phục vụ từ trong thế chiến 2. Hiện nay, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ và sản xuất số lượng lớn loại súng máy NSV này để tự trang bị cho nhiều lực lượng vũ trang của ta như quân đội, cảnh sát, cảnh sát biển, kiểm ngư,... Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam.

Loại súng máy hạng nặng cỡ 12.7mm tiếp theo của Quân đội Việt Nam đang sử dụng là mẫu NSV. NSV được Liên Xô thiết kế chế tạo và sử dụng từ năm 1971 cho đến nay nhằm thay thế cho mẫu DShK đã phục vụ từ trong thế chiến 2. Hiện nay, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ và sản xuất số lượng lớn loại súng máy NSV này để tự trang bị cho nhiều lực lượng vũ trang của ta như quân đội, cảnh sát, cảnh sát biển, kiểm ngư,... Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam.

NSV sử dụng cỡ đạn 12.7x108mm tương tự như DShK/Type-54 tuy nhiên có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể chỉ 25kg riêng súng và 41kg tính cả giá đỡ. Tốc độ bắn của NSV cũng vượt trội so với mẫu trước đó với 700-800 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 850m/s, súng có tầm bắn tối đa 1.500m đối với mục tiêu bay và hơn 2.000m đối với mục tiêu mặt đất. Súng được trang bị trên các loại xe tăng đời sau của Liên Xô như T-64, T-72, T-80 cũng như T-90 của Nga mà Việt Nam có trong trang bị. Ngoài ra, ta còn lắp đặt NSV lên các xe thiết giáp M-113 nâng cấp, xe bọc thép S-5 Shinjeong của Cảnh sát cơ động,... Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên nóc xe bọc thép S-5 Shinjeong của Cảnh sát cơ động.

NSV sử dụng cỡ đạn 12.7x108mm tương tự như DShK/Type-54 tuy nhiên có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể chỉ 25kg riêng súng và 41kg tính cả giá đỡ. Tốc độ bắn của NSV cũng vượt trội so với mẫu trước đó với 700-800 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 850m/s, súng có tầm bắn tối đa 1.500m đối với mục tiêu bay và hơn 2.000m đối với mục tiêu mặt đất. Súng được trang bị trên các loại xe tăng đời sau của Liên Xô như T-64, T-72, T-80 cũng như T-90 của Nga mà Việt Nam có trong trang bị. Ngoài ra, ta còn lắp đặt NSV lên các xe thiết giáp M-113 nâng cấp, xe bọc thép S-5 Shinjeong của Cảnh sát cơ động,... Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên nóc xe bọc thép S-5 Shinjeong của Cảnh sát cơ động.

Với việc tự chế tạo số lượng lớn, NSV đang dần được thay thế DShK trong biên chế Quân đội ta. Đặc biệt, súng được trang bị rộng rãi trên toàn bộ các tàu Kiểm ngư mới được đóng trong nước, nâng cao đáng kể sức mạnh hỏa lực của lực lượng ta. Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên tàu Kiểm ngư.

Với việc tự chế tạo số lượng lớn, NSV đang dần được thay thế DShK trong biên chế Quân đội ta. Đặc biệt, súng được trang bị rộng rãi trên toàn bộ các tàu Kiểm ngư mới được đóng trong nước, nâng cao đáng kể sức mạnh hỏa lực của lực lượng ta. Ảnh: Súng máy 12.7mm NSV trên tàu Kiểm ngư.

Loại súng máy hạng nặng 12.7mm cuối cùng mà Quân đội ta đang trang bị không có nguồn gốc Liên Xô, Nga hay Trung Quốc mà đến từ Mỹ, mẫu súng máy huyền thoại M2 Browning.50cal. Đây là loại vũ khí chiến lợi phẩm được Pháp và Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam từ những năm 1950 và được ta thu giữ với số lượng lớn, được trang bị trên các xe tăng, xe bọc thép, giang thuyền cũng như hỏa lực mang vác của đối phương. Ảnh: Chiến sĩ bảo đảm tình trạng kỹ thuật cho súng máy M2 trên tàu tuần tra của Việt Nam.

Loại súng máy hạng nặng 12.7mm cuối cùng mà Quân đội ta đang trang bị không có nguồn gốc Liên Xô, Nga hay Trung Quốc mà đến từ Mỹ, mẫu súng máy huyền thoại M2 Browning.50cal. Đây là loại vũ khí chiến lợi phẩm được Pháp và Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam từ những năm 1950 và được ta thu giữ với số lượng lớn, được trang bị trên các xe tăng, xe bọc thép, giang thuyền cũng như hỏa lực mang vác của đối phương. Ảnh: Chiến sĩ bảo đảm tình trạng kỹ thuật cho súng máy M2 trên tàu tuần tra của Việt Nam.

M2 Browning HMG chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1933, phục vụ trong nhiều cuộc chiến từ Thế chiến 2 cho tới nay và là loại súng máy hạng nặng huyền thoại của Mỹ, thiết kế vượt thời đại và cực kỳ đáng tin cậy. Súng có trọng lượng chỉ 38kg và 58kg nếu thêm giá 3 chân, tốc độ bắn 450-600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 890m/s, tầm bắn hiệu quả 1.500m và tối đa là trên 3.000m. Sử dụng cỡ đạn 12.7x99mm (.50cal) chuẩn NATO.

M2 Browning HMG chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1933, phục vụ trong nhiều cuộc chiến từ Thế chiến 2 cho tới nay và là loại súng máy hạng nặng huyền thoại của Mỹ, thiết kế vượt thời đại và cực kỳ đáng tin cậy. Súng có trọng lượng chỉ 38kg và 58kg nếu thêm giá 3 chân, tốc độ bắn 450-600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 890m/s, tầm bắn hiệu quả 1.500m và tối đa là trên 3.000m. Sử dụng cỡ đạn 12.7x99mm (.50cal) chuẩn NATO.

Dẫu vậy hiện nay, do thời gian sử dụng đã lâu cũng như Việt Nam không chủ động nguồn đạn được cho loại súng máy này, nên nó đang dần được thay thế bởi các loại súng máy DShK hoặc NSV dùng chung cỡ đạn 12.7x108mm đại trà, thuận tiện cho công tác hậu cần kỹ thuật. Ảnh: Xe thiết giáp M-113 với súng máy M2 Browning nguyên bản, nhiều xe M-113 hiện nay đã được thay thế bằng DShK hoặc NSV.

Dẫu vậy hiện nay, do thời gian sử dụng đã lâu cũng như Việt Nam không chủ động nguồn đạn được cho loại súng máy này, nên nó đang dần được thay thế bởi các loại súng máy DShK hoặc NSV dùng chung cỡ đạn 12.7x108mm đại trà, thuận tiện cho công tác hậu cần kỹ thuật. Ảnh: Xe thiết giáp M-113 với súng máy M2 Browning nguyên bản, nhiều xe M-113 hiện nay đã được thay thế bằng DShK hoặc NSV.

Video Hỏa lực đáng sợ của súng máy hạng nặng “đỉnh cao” NSV 12.7mm Nga - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cac-loai-sung-may-hang-nang-127mm-trong-bien-che-quan-doi-viet-nam-1433769.html