Cận cảnh Hải quân Việt Nam hạ thủy tàu chuyên cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu

Với việc hạ thủy tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu, Hải quân Việt Nam sẽ có năng lực tự chủ thực hiện những nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm mà không cần nhờ tới sự can thiệp hay phương tiện từ nước ngoài.

 Tàu cứu hộ tàu ngầm số thân 927 mang tên Yết Kiêu được đóng tại Nhà máy đóng tàu Z189 đã được hạ thủy sáng nay (4/12). Nguồn ảnh: Z189.

Tàu cứu hộ tàu ngầm số thân 927 mang tên Yết Kiêu được đóng tại Nhà máy đóng tàu Z189 đã được hạ thủy sáng nay (4/12). Nguồn ảnh: Z189.

Sau thời gian chạy thử nghiệm trên biển, nếu đạt yêu cầu và được nhập biên, đây sẽ là tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên trong biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Z189.

Sau thời gian chạy thử nghiệm trên biển, nếu đạt yêu cầu và được nhập biên, đây sẽ là tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên trong biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Z189.

Không chỉ phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn tàu ngầm, tàu Yết Kiêu còn có khả năng thực hiện tốt các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích trên biển. Nguồn ảnh: Z189.

Không chỉ phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn tàu ngầm, tàu Yết Kiêu còn có khả năng thực hiện tốt các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích trên biển. Nguồn ảnh: Z189.

Ngoài ra, tàu còn có đủ dụng cụ và thực hiện được công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu đáy biển; trục vớt đồ đạc, tàu đắm từ dưới lòng biển. Nguồn ảnh: QĐND.

Ngoài ra, tàu còn có đủ dụng cụ và thực hiện được công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu đáy biển; trục vớt đồ đạc, tàu đắm từ dưới lòng biển. Nguồn ảnh: QĐND.

Về cơ bản, tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu được đóng theo lớp MSSARS 9316 do Hà Lãn thiết kế, giãn nước 3950 tấn, dài 93,2 mét, rộng 16 mét và có thể hoạt động được 30 ngày đêm liên tục trên biển. Nguồn ảnh: QĐND.

Về cơ bản, tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu được đóng theo lớp MSSARS 9316 do Hà Lãn thiết kế, giãn nước 3950 tấn, dài 93,2 mét, rộng 16 mét và có thể hoạt động được 30 ngày đêm liên tục trên biển. Nguồn ảnh: QĐND.

Đặc biệt, tàu có khả năng chịu sóng cấp 9, gió cấp 12 và trên sàn tàu cũng được trang bị sàn đỗ trực thăng - cho phép mở rộng tầm tìm kiếm khi thực hiện công việc cứu hộ, cứu nạn. Nguồn ảnh: VTV1.

Đặc biệt, tàu có khả năng chịu sóng cấp 9, gió cấp 12 và trên sàn tàu cũng được trang bị sàn đỗ trực thăng - cho phép mở rộng tầm tìm kiếm khi thực hiện công việc cứu hộ, cứu nạn. Nguồn ảnh: VTV1.

Trong quá khứ, chúng ta từng cho hạ thủy hai tàu tương tự và bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, chúng ta từng cho hạ thủy hai tàu tương tự và bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các tàu cứu hộ tàu ngầm trước đây được Việt Nam đóng cho Australia mang tên Besant và Stoker - tên của hai chỉ huy tàu ngầm đầu tiên trong biên chế Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các tàu cứu hộ tàu ngầm trước đây được Việt Nam đóng cho Australia mang tên Besant và Stoker - tên của hai chỉ huy tàu ngầm đầu tiên trong biên chế Hải quân Hoàng gia Australia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc tự đóng thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn, phục vụ cho công tác cứu hộ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài cho thấy khả năng, trình độ của nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc tự đóng thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn, phục vụ cho công tác cứu hộ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài cho thấy khả năng, trình độ của nền công nghiệp Quốc phòng Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất của Hải quân Việt Nam diễn tập trên biển. Nguồn: QPVN.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-hai-quan-viet-nam-ha-thuy-tau-chuyen-cuu-ho-tau-ngam-yet-kieu-1312494.html