Cận cảnh ngôi đình cổ ở làng biển

Ngôi đình là chỗ dựa tinh thần, niềm tự hào của bao thế hệ cư dân vùng ven biển Lý Hòa.

Cạnh con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển là ngôi đình cổ - chỗ dựa tinh thần, niềm tự hào của bà con vùng biển Lý Hòa. Đình Lý Hòa được xây dựng trên một vùng đất cao giữa làng, với địa thế đẹp, thoáng mát thuộc địa phận xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Cạnh con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển là ngôi đình cổ - chỗ dựa tinh thần, niềm tự hào của bà con vùng biển Lý Hòa. Đình Lý Hòa được xây dựng trên một vùng đất cao giữa làng, với địa thế đẹp, thoáng mát thuộc địa phận xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Theo tài liệu ghi chép lại, từ những năm đầu thế kỷ 18, dân làng cùng nhau góp công, góp của xây dựng Đình Lý Hòa. Chưa đủ điều kiện hoàn thiện, đình chỉ có 4 trụ bằng gỗ lim, hàng năm khi tế lễ, người dân lợp mái tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống. Ban đầu, đình thờ thần “Cương hẩu Đại vương”, một vị thần giữ cửa biển.

Theo tài liệu ghi chép lại, từ những năm đầu thế kỷ 18, dân làng cùng nhau góp công, góp của xây dựng Đình Lý Hòa. Chưa đủ điều kiện hoàn thiện, đình chỉ có 4 trụ bằng gỗ lim, hàng năm khi tế lễ, người dân lợp mái tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống. Ban đầu, đình thờ thần “Cương hẩu Đại vương”, một vị thần giữ cửa biển.

Năm 1804 - 1808, khi Lý Hòa phát triển, nhân dân quyên góp thêm để lợp mái đình bằng ngói vảy rồi dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây cất thêm phần ngoài, hai gian cũ để thờ đồ tử khí. Khi đình dần hoàn thiện thì thờ thêm 4 vị thần, người dân thường gọi gọi là tứ vị đại càn. Bên cạnh đó, đình còn thờ thành hoàng, thập nhị gia tiên (tiên tổ 12 họ) có sắc phong bằng của vua và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng.

Năm 1804 - 1808, khi Lý Hòa phát triển, nhân dân quyên góp thêm để lợp mái đình bằng ngói vảy rồi dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây cất thêm phần ngoài, hai gian cũ để thờ đồ tử khí. Khi đình dần hoàn thiện thì thờ thêm 4 vị thần, người dân thường gọi gọi là tứ vị đại càn. Bên cạnh đó, đình còn thờ thành hoàng, thập nhị gia tiên (tiên tổ 12 họ) có sắc phong bằng của vua và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng.

Đình Lý Hòa là công trình kiến trúc điển hình, là hình ảnh tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Những đồ án, họa tiết trang trí của đình làng Lý Hòa được thể hiện công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét.

Đình Lý Hòa là công trình kiến trúc điển hình, là hình ảnh tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Những đồ án, họa tiết trang trí của đình làng Lý Hòa được thể hiện công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét.

Theo ghi chép của gia phả các dòng họ ở Lý Hòa thì vị thần tổ của cư dân nơi đây bắt nguồn từ làng Cương Gián - xứ Nghệ Tĩnh.

Theo ghi chép của gia phả các dòng họ ở Lý Hòa thì vị thần tổ của cư dân nơi đây bắt nguồn từ làng Cương Gián - xứ Nghệ Tĩnh.

Làng Lý Hòa còn nổi tiếng với dòng họ Nguyễn Duy nhiều đời kế tục đỗ đạt làm quan to, được kính trọng. Lê Quý Đôn, Phủ biên Tạp lục viết: “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất, nhì trong tỉnh Quảng Bình, làng ấy là làng văn vật”.

Làng Lý Hòa còn nổi tiếng với dòng họ Nguyễn Duy nhiều đời kế tục đỗ đạt làm quan to, được kính trọng. Lê Quý Đôn, Phủ biên Tạp lục viết: “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất, nhì trong tỉnh Quảng Bình, làng ấy là làng văn vật”.

Đình Lý Hòa ngoài việc thờ tự các vị tổ khai cơ làng, khai cơ nghề nghiệp cho con cháu, thờ tự các danh khoa danh giá của làng, còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương. Đặc biệt là trong thời kỳ tiền khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Đình Lý Hòa ngoài việc thờ tự các vị tổ khai cơ làng, khai cơ nghề nghiệp cho con cháu, thờ tự các danh khoa danh giá của làng, còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương. Đặc biệt là trong thời kỳ tiền khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Trong chiến tranh, đình Lý Hòa là nơi các chiến sĩ cách mạng liên lạc, nhóm họp để trao đổi các chủ trương lớn của cấp trên, đồng thời là nơi các lớp thanh niên của làng trước khi lên đường nhập ngũ tập trung lại để được nhắc nhở phát huy truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên, quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước.

Trong chiến tranh, đình Lý Hòa là nơi các chiến sĩ cách mạng liên lạc, nhóm họp để trao đổi các chủ trương lớn của cấp trên, đồng thời là nơi các lớp thanh niên của làng trước khi lên đường nhập ngũ tập trung lại để được nhắc nhở phát huy truyền thống cha ông, sống xứng đáng với tổ tiên, quyết tâm bảo vệ quê hương, đất nước.

Qua sự phá hủy của thời gian và bom đạn chiến tranh, đình bị phá hủy chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Hòa bình, nhân dân tiếp tục đóng góp trùng tu, tôn tạo ngôi đình.

Qua sự phá hủy của thời gian và bom đạn chiến tranh, đình bị phá hủy chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Hòa bình, nhân dân tiếp tục đóng góp trùng tu, tôn tạo ngôi đình.

Được biết, đình làng Lý Hòa được xếp vào danh mục di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992. Hiện ngôi đình này là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của làng xã và là nơi để các thế hệ hậu sinh tìm hiểu quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào, trách nhiệm với quê hương, xóm làng.

Được biết, đình làng Lý Hòa được xếp vào danh mục di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992. Hiện ngôi đình này là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của làng xã và là nơi để các thế hệ hậu sinh tìm hiểu quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào, trách nhiệm với quê hương, xóm làng.

Ông Nguyễn Xuân Tuyển, Phó chủ tịch UBND xã Hải Phú, huyện Bố Trạch cho biết, đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật, là nơi sinh hoạt văn hóa bà con làng biển, mỗi năm đều có lễ tế rất long trọng. Đây còn là nơi giáo dục phát huy truyền thống hiếu học, lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ.

Ông Nguyễn Xuân Tuyển, Phó chủ tịch UBND xã Hải Phú, huyện Bố Trạch cho biết, đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật, là nơi sinh hoạt văn hóa bà con làng biển, mỗi năm đều có lễ tế rất long trọng. Đây còn là nơi giáo dục phát huy truyền thống hiếu học, lòng yêu quê hương đất nước cho các thế hệ.

Viễn Phương

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/can-canh-ngoi-dinh-co-o-lang-bien-172240601111201426.htm