Cận cảnh sạt lở sông Hồng, hàng chục hộ dân phải di dời

Sau khi nước sông Hồng rút, phần đất, cát đã mất liên kết làm nhiều khu vực trên địa bàn xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị sạt lở hàng chục mét, nhiều hộ dân đã phải di dời.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, hiện nay, các vị trí sạt lở bờ diễn ra ở các thôn 4, thôn 5 và khu Miếu Triền thuộc xã Kim Lan. Cụ thể, sạt lở thôn 4 xảy ra từ ngày 12/8, vị trí này tương ứng với đê tả Hồng (tỉnh Hưng Yên) từ Km 79+150, điểm gần nhất cách đê chính khoảng 1.800m.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, hiện nay, các vị trí sạt lở bờ diễn ra ở các thôn 4, thôn 5 và khu Miếu Triền thuộc xã Kim Lan. Cụ thể, sạt lở thôn 4 xảy ra từ ngày 12/8, vị trí này tương ứng với đê tả Hồng (tỉnh Hưng Yên) từ Km 79+150, điểm gần nhất cách đê chính khoảng 1.800m.

Vị trí sạt lở tại Km 19+150, thuộc địa bàn thôn 4, chiều dài 15m, ăn sâu vào bãi khoảng 3m; sạt lở đứng thành, chênh cao mặt bãi so với mặt nước khoảng 8m. Khu vực sạt lở ảnh hưởng đến 7 hộ dân.

Vị trí sạt lở tại Km 19+150, thuộc địa bàn thôn 4, chiều dài 15m, ăn sâu vào bãi khoảng 3m; sạt lở đứng thành, chênh cao mặt bãi so với mặt nước khoảng 8m. Khu vực sạt lở ảnh hưởng đến 7 hộ dân.

Việc sạt lở làm nhiều đồ đạc, cây cối của người dân bị sạt xuống phía dưới nước.

Việc sạt lở làm nhiều đồ đạc, cây cối của người dân bị sạt xuống phía dưới nước.

Trong đó, có một công trình nhà ở bị sạt lở đến tận chân công trình.

Trong đó, có một công trình nhà ở bị sạt lở đến tận chân công trình.

Ông Nguyễn Xuân Hà, hơn 60 tuổi, cho biết chưa bao giờ bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng như vậy. Một số công trình phụ của nhà ông và các gia đình bên cạnh đã bị lòng sông nuốt chửng. Chính quyền tổ chức di dời khẩn cấp nhà ông ra ở nhà văn hóa xã.

Ông Nguyễn Xuân Hà, hơn 60 tuổi, cho biết chưa bao giờ bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng như vậy. Một số công trình phụ của nhà ông và các gia đình bên cạnh đã bị lòng sông nuốt chửng. Chính quyền tổ chức di dời khẩn cấp nhà ông ra ở nhà văn hóa xã.

"Tôi mong các cấp chính quyền sớm có biện pháp xử lý tình trạng sạt lở để gia đình có thể quay về nhà ổn định cuộc sống. Nếu việc xử lý kéo dài nhiều tháng, mong được hỗ trợ tạm cư", ông Hà nói. Ảnh: Một phần diện tích lớn bị xé toạc, nguy cơ sạt xuống bất cứ lúc nào.

"Tôi mong các cấp chính quyền sớm có biện pháp xử lý tình trạng sạt lở để gia đình có thể quay về nhà ổn định cuộc sống. Nếu việc xử lý kéo dài nhiều tháng, mong được hỗ trợ tạm cư", ông Hà nói. Ảnh: Một phần diện tích lớn bị xé toạc, nguy cơ sạt xuống bất cứ lúc nào.

Được biết, 5 hộ dân với hơn 20 nhân khẩu đã được di dời đến nơi an toàn. Trong ảnh là một ngôi nhà bị ảnh hưởng do bão số 3.

Được biết, 5 hộ dân với hơn 20 nhân khẩu đã được di dời đến nơi an toàn. Trong ảnh là một ngôi nhà bị ảnh hưởng do bão số 3.

Để ngăn chặn tạm thời việc sạt lở, lực lượng chức năng đã tiến hành đóng cọc tre ở phía ngoài và sát công trình nhà dân.

Để ngăn chặn tạm thời việc sạt lở, lực lượng chức năng đã tiến hành đóng cọc tre ở phía ngoài và sát công trình nhà dân.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở là do bờ, bãi sông khu vực này là đất cát pha liên kết yếu, sau cơn bão số 3 mực nước sông Hồng lên cao làm đất ngậm nước bão hòa càng làm giảm sự liên kết của đất.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở là do bờ, bãi sông khu vực này là đất cát pha liên kết yếu, sau cơn bão số 3 mực nước sông Hồng lên cao làm đất ngậm nước bão hòa càng làm giảm sự liên kết của đất.

Hiện nay, nước sông rút kéo theo phần đất, cát đã mất liên kết gây ra hiện tượng sạt lở trên. Các vết nứt dọc phát triển rộng hơn. Nguy cơ sạt lở tiếp tục phát triển và có khả năng tiếp tục ăn sâu vào nhà dân.

Hiện nay, nước sông rút kéo theo phần đất, cát đã mất liên kết gây ra hiện tượng sạt lở trên. Các vết nứt dọc phát triển rộng hơn. Nguy cơ sạt lở tiếp tục phát triển và có khả năng tiếp tục ăn sâu vào nhà dân.

Để giải quyết vụ việc, huyện Gia Lâm kiến nghị UBND TP Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đẩy nhanh dự án xử lý cấp bách chống sạt lở bờ, bãi sông tại các khu vực trên.

Để giải quyết vụ việc, huyện Gia Lâm kiến nghị UBND TP Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đẩy nhanh dự án xử lý cấp bách chống sạt lở bờ, bãi sông tại các khu vực trên.

Quốc Phương

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-sat-lo-song-hong-hang-chuc-ho-dan-phai-di-doi-192240927172033532.htm