Câu chuyện hôm nay: Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện
Từ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2021, Chính phủ đã dẫn dắt và kiến tạo nền tảng tư tưởng trong thiết kế và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo 'mở'. Mô hình 'mở' của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ghi nhận sự tham gia không chỉ của viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp mà là cơ hội cho các sinh viên, người dân và cả cộng đồng với những sáng kiến phục vụ cuộc sống.
Thay vì chỉ tập trung vào nguồn lực bên trong như trước đây thì đổi mới sáng tạo "mở" phần nhiều có sự tham gia của nguồn lực bên ngoài. Đến nay, sau 1 năm triển khai phong trào đổi mới sáng tạo theo mô hình mở đã ghi nhận sự tham gia ngày càng sâu của LIên kết giữa tập đoàn, doanh nghiệp với start-up, viện, trường có thể cùng lúc giải quyết bài toán cho nhiều doanh nghiệp, qua đó, tiết kiệm được chi phí vận hành, nguồn nhân lực. Thúc đẩy hệ sinh thái sáng tạo mở toàn diện hơn đang đi đúng hướng. Theo dự báo trong vòng 5 năm tới, các công ty start-up được dự báo sẽ chiếm 44% trong các nguồn đổi mới sáng tạo cho các tập đoàn, doanh nghiệp ở mọi loại hình.
Sau đại dịch COVID-19, giới trẻ Việt Nam có rất nhiều ý tưởng và khả năng liên kết mới để giải quyết các bài toán cho doanh nghiệp, xã hội. Trong đó, khởi nghiệp tạo tác động xã hội đang là chủ đề được nhiều người quan tâm.
Như tập đoàn Phenikaa đầu tư với mục tiêu chắp cánh cho thế hệ trẻ và hiện thực các bước đi chiến lược của Tập đoàn là khoản đầu tư chiến lược trị giá 1,5 triệu USD vào công ty start-up công nghệ Việt sở hữu ứng dụng giao thông công cộng miễn phí hàng đầu Việt Nam- BusMap. Phần lớn các công nghệ lõi do Tập đoàn Phenikaa nghiên cứu phát triển và sở hữu đều được thực hiện bởi chính nguồn nhân lực là người Việt Nam làm việc cho Tập đoàn, trong đó phải kể đến đội ngũ các nhà khoa học – kỹ thuật viên trẻ tuổi tài năng và đam mê công nghệ được "chiêu mộ" từ các start-up, spin-off.
Ngay đầu năm 2022, Qualcomm Technologies cũng đã hợp tác nghiên cứu với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ tại Việt Nam với hỗ trợ 100.000 USD cho 4 nhóm nghiên cứu với những ý tưởng đổi mới của học viện để tiến hành nghiên cứu chuyên dụng trong các lĩnh vực 5G, AI, IoT và hệ thống UAV với thời gian thực hiện các dự án 12 tháng.
Đây là những minh chứng cho thấy thấy sự đóng góp của các bạn trẻ vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của nước ta. Cùng với việc Chính phủ nỗ lực tạo thêm những hành lang chính sách mới, tiếp cận được thị trường mở, có chính sách đặc thù để đưa các nền tảng, sản phẩm vào các lĩnh vực sẽ thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện hơn. Điều này hứa hẹn sự đột phát của Việt Nam trong tương lai dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thực hiện : Hải Yến