Đầu tiên là bộ gốm Đông Sơn, niên đại 2000-2500 năm, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Phan Cẩm Thượng nhận định, về giá trị tinh thần thì những hiện vật này luôn thu hút người xem bởi tính lịch sử.
Tượng đá người quỳ và trang sức hình chó được vớt từ sông. Họa sĩ sưu tầm từ rất lâu, với giá 10.000 USD.
Cận cảnh tượng đá người quỳ được vớt từ sông.
Tượng đôi trai gái ôm nhau, niên đại Đông Sơn. Họa sĩ Phạm Đức Sĩ cho biết, việc tạm thời định ra niên đại, phong cách thời đại chỉ là kinh nghiệm của những người sưu tập và yêu thích cổ vật.
Đèn đồng dát vàng hình rồng, niên đại thế kỷ 2, sau Công nguyên. Họa sĩ Phạm Đức Sĩ sưu tầm được với giá rất rẻ. "Khi khai quật lên người ta đòi cực nhiều tiền, tôi không có khả năng mua. Hơn 1 năm sau tôi quay lại, họ lại bán với giá rất rẻ. Tôi giật mình không thể giải thích được, có thể là do duyên", anh kể.
Thẻ ngà dùng trong nghi lễ tôn giáo, niên đại đầu thế kỷ 17. Hiện vật này cùng với đèn đồng mạ vàng hình rồng và áo thêu hình rồng được họa sĩ đánh giá có giá trị nhất.
Áo thêu hình rồng, xuất xứ Trung Quốc, niên đại giữa thế kỷ 19.
Tượng đá hình đầu người có niên đại hàng nghìn năm.
Thổ cẩm dân tộc Thái (Nghệ An), có đề thơ ca ngợi công cha nghĩa mẹ. Là người sưu tầm đồ cổ gần 30 năm, chưa bán món đồ nào, Phạm Đức Sĩ nói không ít lần anh mua phải đồ giả. Giới sưu tầm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm để mua, vì hiện tại đồ cổ làm giả rất tinh vi.
Cận cảnh thổ cẩm dân tộc Thái (Nghệ An).
Một số cổ vật khác niên đại hàng nghìn năm được trưng bày.
Những bức tranh thờ dân tộc Dao Đỏ do nghệ nhân Quảng Tây (Trung Quốc) vẽ màu tự nhiên trên giấy.
Việt Trung - Ảnh: Tình Lê