Có bộ lông màu cam nổi bật, tại sao hổ săn mồi dễ dàng?

Đối với con người, bộ lông màu cam của hổ vô cùng nổi bật, có thể phát hiện ngay cả khi nó ẩn nấp. Vậy tại sao hổ vẫn có thể săn mồi mà không bị phát hiện?

 Hổ có bộ lông vô cùng nổi bật nhưng vẫn có thể rình rập và săn mồi mà không bị phát hiện do hầu hết động vật có vú trên cạn có thị giác lưỡng sắc, chỉ có hai thụ thể màu hoạt động nên chúng không nhìn thấy kẻ săn mồi có màu da cam.

Hổ có bộ lông vô cùng nổi bật nhưng vẫn có thể rình rập và săn mồi mà không bị phát hiện do hầu hết động vật có vú trên cạn có thị giác lưỡng sắc, chỉ có hai thụ thể màu hoạt động nên chúng không nhìn thấy kẻ săn mồi có màu da cam.

Thị giác lưỡng sắc có nghĩa là võng mạc của chúng chứa các tế bào hình nón chỉ dành cho hai màu: xanh lam (xanh da trời) và xanh lục (xanh lá cây).

Thị giác lưỡng sắc có nghĩa là võng mạc của chúng chứa các tế bào hình nón chỉ dành cho hai màu: xanh lam (xanh da trời) và xanh lục (xanh lá cây).

Dù lông hổ màu cam thì các con mồi vẫn sẽ nhìn ra màu xanh lục. Điều đó khiến hổ khó bị phát hiện hơn nhiều vì chúng thường rình mồi sau bụi rậm hoặc thu mình trong cỏ.

Dù lông hổ màu cam thì các con mồi vẫn sẽ nhìn ra màu xanh lục. Điều đó khiến hổ khó bị phát hiện hơn nhiều vì chúng thường rình mồi sau bụi rậm hoặc thu mình trong cỏ.

Dù nếu có bộ lông xanh, hổ có lẽ sẽ khó bị phát hiện hơn, nhưng quá trình tiến hóa không hoạt động với các thành phần cần thiết để tạo ra bộ lông xanh.

Dù nếu có bộ lông xanh, hổ có lẽ sẽ khó bị phát hiện hơn, nhưng quá trình tiến hóa không hoạt động với các thành phần cần thiết để tạo ra bộ lông xanh.

Theo ông John Fennell, giảng viên về cảm biến động vật và sinh trắc học tại Trường Thú y Bristol (Anh), theo những gì ông biết, không có loài động vật nào có bộ lông màu xanh lá cây.

Theo ông John Fennell, giảng viên về cảm biến động vật và sinh trắc học tại Trường Thú y Bristol (Anh), theo những gì ông biết, không có loài động vật nào có bộ lông màu xanh lá cây.

Về bản chất, việc tạo ra màu nâu và màu cam do cấu trúc phân tử sinh học ở động vật dễ dàng hơn là tạo ra màu xanh lá cây.

Về bản chất, việc tạo ra màu nâu và màu cam do cấu trúc phân tử sinh học ở động vật dễ dàng hơn là tạo ra màu xanh lá cây.

Vậy tại sao những loài động vật khác không tiến hóa để nhìn được màu cam? Trong một cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa, sự cải thiện trong nhận thức thị giác sẽ cung cấp cho con mồi hệ thống thị giác tốt hơn.

Vậy tại sao những loài động vật khác không tiến hóa để nhìn được màu cam? Trong một cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa, sự cải thiện trong nhận thức thị giác sẽ cung cấp cho con mồi hệ thống thị giác tốt hơn.

Nhưng dường như không có áp lực tiến hóa nào, đặc biệt là đối với hươu, con mồi chính của hổ, để chúng có được thị giác tam sắc. Đó có thể là vì hổ cũng không biết nó có màu cam vì nó cũng là một loài có thị giác lưỡng sắc.

Nhưng dường như không có áp lực tiến hóa nào, đặc biệt là đối với hươu, con mồi chính của hổ, để chúng có được thị giác tam sắc. Đó có thể là vì hổ cũng không biết nó có màu cam vì nó cũng là một loài có thị giác lưỡng sắc.

Vì vậy, theo ông Fennell cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa thực sự không tồn tại cho màu đó. Chỉ là loài hổ đã trải qua quá trình tiến hóa để có màu sắc, một hệ thống ngụy trang, bảo vệ chúng rất tốt trong bối cảnh rừng rậm.

Vì vậy, theo ông Fennell cuộc chạy đua vũ trang tiến hóa thực sự không tồn tại cho màu đó. Chỉ là loài hổ đã trải qua quá trình tiến hóa để có màu sắc, một hệ thống ngụy trang, bảo vệ chúng rất tốt trong bối cảnh rừng rậm.

Đối với con người chúng ta, có tới ba thụ thể màu hoạt động. Nó giúp chúng ta có thể phân biệt rõ ràng hai màu xanh và đỏ cam. Chính vì thế, ta có thể nhìn thấy hổ một cách dễ dàng.

Đối với con người chúng ta, có tới ba thụ thể màu hoạt động. Nó giúp chúng ta có thể phân biệt rõ ràng hai màu xanh và đỏ cam. Chính vì thế, ta có thể nhìn thấy hổ một cách dễ dàng.

Vì hổ là động vật săn mồi đỉnh cao ở đầu chuỗi thức ăn nên chúng không cần phải trốn tránh những loài động vật khác có thể ăn thịt chúng. Chúng là loài ăn thịt biết dựa vào khả năng "tàng hình" để săn mồi thành công.

Vì hổ là động vật săn mồi đỉnh cao ở đầu chuỗi thức ăn nên chúng không cần phải trốn tránh những loài động vật khác có thể ăn thịt chúng. Chúng là loài ăn thịt biết dựa vào khả năng "tàng hình" để săn mồi thành công.

Các sọc dọc của lông hổ, từ màu nâu đến màu đen, là một ví dụ về cái mà các nhà sinh vật học gọi là màu sắc gây rối. Chúng giúp phá vỡ hình dạng và kích thước của hồ để nó hòa hợp với cây cối và cỏ cao.

Các sọc dọc của lông hổ, từ màu nâu đến màu đen, là một ví dụ về cái mà các nhà sinh vật học gọi là màu sắc gây rối. Chúng giúp phá vỡ hình dạng và kích thước của hồ để nó hòa hợp với cây cối và cỏ cao.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/co-bo-long-mau-cam-noi-bat-tai-sao-ho-san-moi-de-dang-1661885.html