'Còn nước còn tát', Syria điều thêm Pantsir-S1 ra chiến tuyến triệt hạ UAV Thổ Nhĩ Kỳ

Những hệ thống phòng không Pantsir-S1 này hiện đang triển khai khai gần Thủ đô Damascus, làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống phòng không S-300 và các mục tiêu quan trọng khác tại Thủ đô, chống lại mối đe dọa của máy bay Israel.

Theo thông báo từ phía Quân đội Syria, một số lượng lớn UAV của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã xuất hiện trên Idlib. Những UAV này đã liên tục tấn công quân đội Syria bằng các tên lửa có điều khiển chính xác, làm thiệt hại nhiều vũ khí và sinh mạng của Quân đội chính phủ Syria.

Một số chỉ huy chiến trường của Quân đội chính phủ Syria và Iran đều đã bị thiệt mạng từ vũ khí phóng từ UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24, Syria tuyên bố đóng cửa không phận tỉnh Idlib và bất kỳ máy bay thù địch nào cũng sẽ bị bắn hạ.

Để bảo vệ đội hình chiến đấu và an ninh không phận, Quân đội Syria tức tốc điều các hệ thống phòng không cơ động Pantsir-S1 thuộc loại hiện đại nhất của họ ra chiến tuyến Idlib; những hệ thống phòng không này hiện đang triển khai khai gần Thủ đô Damascus, làm nhiệm vụ bảo vệ hệ thống phòng không S-300 và các mục tiêu quan trọng khác tại Thủ đô, chống lại mối đe dọa của máy bay Israel.

Pantsir-S1 là hệ thống phòng không tự hành tầm thấp, có thể tiêu diệt các loại máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2 và tốc độ lớn nhất lên tới 1.300 m/s; Pantsir-S1 có tầm bắn từ 5m đến 20.000 m, trần bắn là 15 km, có thể bắn khi hệ thống đang di chuyển.

Tổ hợp có 2 pháo phòng không bắn nhanh 30mm 2A38M với tốc độ bắn tối đa 5.000 viên/ phút; hai bên là 2 cụm ống phóng với tổng cộng là 12 tên lửa; hệ thống sử dụng tên lửa 57E6-E, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến, kíp chiến đầu gồm 2 đến 3 người.

Hệ thống phòng không Pantsir-S1 là phiên bản nâng cấp của Pantsir, trước kia hiệu suất chiến đấu của Pantsir trên chiến trường Syria không cao. Phía Nga đã nâng cấp phiên bản Pantsir lên Pantsir-S1, tăng xác xuất trúng mục tiêu lên 30%.

Được biết, 6 chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hệ thống phòng không Pantsir-S1 bắn hạ. Những chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ lần này chủ yếu là UAV tích hợp ANKA-S, được phát triển và sản xuất bởi chính các công ty quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.

ANKA-S được trang bị radar khẩu độ tổng hợp và radar chỉ thị mục tiêu di động cũng như camera truyền hình; các thiết bị trên có khả năng phát hiện và chỉ thị tấn công chiến trường tốt. ANKA-S sử dụng động cơ cánh quạt PD-170, có công suất 150 hp, lượng nhiên liệu bay tối đa là 24 giờ, tầm bay tối đa tới 4.600 km, tốc độ tối đa gần 300 km/h, trần bay 3.300 m.

Trọng tải của ANKA-S là 200 kg, và nó có thể sử dụng bom hoặc tên lửa có điều khiển để tấn công các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, bản thân UAV ANKA-S có tốc độ bay chậm và khả năng cơ động kém, trần bay thấp; khi bị các vũ khí phòng không như Pantsir-S1 tiến công, xác xuất rơi gần như là 100%.

Tình hình ở Syria hiện nay rất căng thẳng, đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, hiện nay vẫn chưa kiểm soát được tỉnh Idlib; nơi đây là nơi tập trung nhiều phiến quân và trong đó có nhiều phe nhóm được chính quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.

Tình hình ở Syria hiện nay rất căng thẳng, đối với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, hiện nay vẫn chưa kiểm soát được tỉnh Idlib; nơi đây là nơi tập trung nhiều phiến quân và trong đó có nhiều phe nhóm được chính quyền của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.

Liệu hòa bình có được khôi phục ở tỉnh Idlib hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; tuy nhiên việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hai máy bay chiến đấu của Syria, đã đẩy tình hình đến chỗ hết sức căng thẳng; Idlib như một thùng thuốc súng có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Video Hệ thống phòng không Pantsir-S1

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/con-nuoc-con-tat-syria-dieu-them-pantsir-s1-ra-chien-tuyen-triet-ha-uav-tho-nhi-ky-1349499.html