Đối thoại chính sách: Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại Việt Nam
Công đoàn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động. Đây là một tổ chức không thể thiếu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của hai bên, cùng nhau phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật Công đoàn 2012, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất tạo hành lang pháp lý quan trọng cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của đất nước, phát huy vai trò, chức năng và ảnh hưởng rộng lớn của tổ chức Công đoàn trong xã hội. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, Luật đã bộc lộ những hạn chế trước yêu cầu của tình hình mới, như: đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hạn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn; hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp giữa cấp ủy địa phương với tổ chức Công đoàn về công tác tổ chức, cán bộ còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn... Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều nội dung mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong hoạt động công đoàn hiện nay.
Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm mới trong Luật Công đoàn (sửa đổi), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời đến trường quay. Trân trọng giới thiệu:
1/ Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
2/ Ông Phạm Hồng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tổng Công ty, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty LICOGI
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!