Dùng thuốc giảm đau không kê đơn sao cho an toàn, hiệu quả?

Hiện tại có thể dễ dàng mua và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, người dùng cần hiểu và biết cách dùng sao cho hiệu quả và an toàn?

1. Các thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen (paracetamol).

1.1.Thuốc chống viêm không steroid

Một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Aspirin, ibuprofen và naproxen...

Các thuốc này rất thông dụng để giảm đau trong các trường hợp: Đau do viêm khớp, cứng khớp, đau răng, đau lưng, đau bụng kinh... và hạ sốt. Ngoài ra, còn kết hợp với một số thuốc khác để điều trị cảm lạnh, dị ứng và viêm xoang…

NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym cyclooxygenase (COX-1 và/hoặc COX-2), tạo ra các prostaglandin, góp phần gây viêm, đau và sốt.

Một số NSAID không kê đơn có thể dùng để giảm đau.

Một số NSAID không kê đơn có thể dùng để giảm đau.

Lưu ý, tất cả các NSAID (trừ aspirin) đều làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, có thể xảy ra ngay trong những tuần đầu tiên sử dụng thuốc, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao. Do đó, trong thời gian sử dụng các thuốc này, nếu có triệu chứng bất thường (đau ngực, thở dốc hoặc khó thở, yếu một phần hoặc một bên cơ thể hoặc nói lắp…) cần đi khám ngay lập tức. Ngoài ra, nếu đang mắc bệnh mạn tính (như bệnh thận) hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai hạn chế sử dụng NSAID. Trong trường hợp buộc phải dùng thì phải có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, do thuốc có thể gây hại cho thai nhi.

Ngoài ra, sử dụng NSAID trong thời gian ngắn có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Khi dùng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để dùng đúng liều lượng, khoảng cách dùng và các chống chỉ định của thuốc.

1.2. Thuốc giảm đau acetaminophen

Acetaminophen (paracetamol) được dùng trong trường hợp: Sốt, giảm đau nhẹ đến trung bình do đau lưng, cảm lạnh, nhức đầu, đau cơ, đau họng, đau răng, đau sau tiêm chủng...

Thuốc ít gây ra các vấn đề về dạ dày hơn so với các thuốc giảm đau OTC khác. Acetaminophen kết hợp với các hoạt chất khác để điều trị dị ứng, cảm lạnh, ho, cúm....

Sử dụng thuốc giảm đau OTC cũng cần phải đúng chỉ định và hướng dẫn.

Sử dụng thuốc giảm đau OTC cũng cần phải đúng chỉ định và hướng dẫn.

Lưu ý khi dùng acetaminophen:

- Uống nhiều acetaminophen hơn liều khuyến cáo có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

- Nên làm theo các hướng dẫn về liều lượng trên nhãn và tránh dùng đồng thời với các thuốc chứa acetaminophen.

- Nên tránh uống rượu trong khi dùng thuốc.

- Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc thuốc OTC nào để giảm đau, hạ sốt, ho và cảm lạnh, cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn dùng acetaminophen.

- Acetaminophen có thể gây các vấn đề về da hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Nếu sau khi dùng thuốc mà có các triệu chứng bị phát ban hoặc phản ứng da khác, cần ngừng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ.

- Có thể dùng acetaminophen cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 2 tuổi dùng acetaminophen hoặc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

- Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng acetaminophen thường xuyên cũng có thể làm tăng huyết áp ở những người bị tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.

Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi lựa chọn thuốc giảm đau OTC.

Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi lựa chọn thuốc giảm đau OTC.

2. Một số lưu ý khi dùng thuốc

- Có thể dùng ibuprofen và acetaminophen cùng nhau, nhưng cần lưu ý, không vượt quá liều lượng mỗi ngày (như được chỉ định trên nhãn) cho mỗi loại thuốc. Tốt nhất phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ điều trị xen kẽ acetaminophen - ibuprofen (hoặc bất kỳ NSAID nào khác).

- Cần đi khám nếu:

Đã dùng thuốc giảm đau OTC sau 12 đến 24 giờ mà vẫn bị đau.
Không biết nguyên nhân gây ra cơn đau.
Sau khi dùng thuốc có các triệu chứng bất thường...

Uống rượu bia sau bao lâu cơ thể mới hết nồng độ cồn?

DS. Hoàng Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-giam-dau-khong-ke-don-sao-cho-an-toan-hieu-qua-169230405121352701.htm