Giá tiêu hôm nay 3/2/2024, nguyên nhân hàng đầu tạo sức ép tăng giá, cây hồ tiêu chịu áp lực cạnh tranh lớn

Giá tiêu hôm nay 3/2/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.500 – 83.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 3/2/2024, nguyên nhân hàng đầu tạo sức ép tăng giá, cây hồ tiêu chịu áp lực cạnh tranh lớn. (Nguồn: Daily News)

Giá tiêu hôm nay 3/2/2024, nguyên nhân hàng đầu tạo sức ép tăng giá, cây hồ tiêu chịu áp lực cạnh tranh lớn. (Nguồn: Daily News)

Giá tiêu hôm nay 3/2/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.500 – 83.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (80.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đồng/kg); Bà Rịa - Vũng Tàu (82.500 đồng/kg) và Bình Phước (83.500 đồng/kg).

Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định tại hầu hết các địa phương vùng trồng trọng điểm, giá cao nhất là 83.500 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Phước.

Thông tin trên KT&ĐT, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho hay, việc giá tiêu duy trì ổn định ở mức trên 80.000 đồng/kg trong suốt nhiều ngày qua và nhiều khả năng còn giữ được giá này đến Tết Nguyên đán là điều đáng mừng.

Theo ông, vào dịp Tết Nguyên đán, giá tiêu thường giảm xuống do nông dân đẩy mạnh bán ra để có tiền tiêu tết. Nhân cơ hội đó, nhiều doanh nghiệp cũng tranh thủ tìm cách ép giá tiêu xuống.

Tuy nhiên, năm nay lượng tồn kho thấp cùng với dự báo sản lượng giảm khiến nông dân giữ hàng nhiều hơn. Sản lượng hạt tiêu suy giảm trên toàn cầu là nguyên nhân hàng đầu đang tạo sức ép làm tăng giá tiêu.

Giá tiêu Việt Nam được kỳ vọng khả quan hơn sau Tết Giáp Thìn, khi các thương lái Trung Quốc gia tăng sức mua trên thị trường, nhất là thời điểm đầu quý 2 hàng năm.

Dù giá tiêu được dự báo là sẽ tăng lên, nhưng cây tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ một số cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng. Trong thời gian qua, nhiều vườn tiêu đã bị nông dân chặt bỏ để thay thế bằng loại cây ăn trái này.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, việc nông dân chuyển từ hồ tiêu sang sầu riêng là khó tránh khỏi, khi lợi nhuận từ sầu riêng hiện đang cao hơn rất nhiều so với hồ tiêu. Tuy nhiên, nông dân chỉ nên thay thế cây tiêu bằng sầu riêng hoặc cây trồng khác ở những nơi đất đã thoái hóa hay có nhiều sâu bệnh hại đến mức không thể tái canh được. Những vườn tiêu vẫn đang tốt cần được giữ lại bởi đây là loại cây có tính bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.

Trên thị tường thế giới, theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 11/2023 đạt 5.859 tấn, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, đây đã là tháng thứ 9 liên tiếp nhập khẩu tiêu của Mỹ giảm so với cùng kỳ, nhưng mức giảm đang thu hẹp dần.

Tính chung 11 tháng, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đã giảm 23,7% về lượng (19.512 tấn) và giảm 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt 62.840 tấn, trị giá 288,3 triệu USD.

Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu vào Mỹ trong 11 tháng năm 2023 gồm Việt Nam chiếm 78% thị phần, Ấn Độ chiếm 9%, Indonesia 5% và Brazil 3%.

(tổng hợp)

H.A

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-322024-nguyen-nhan-hang-dau-tao-suc-ep-tang-gia-cay-ho-tieu-chiu-ap-luc-canh-tranh-lon-259702.html