Giải mã bất ngờ về con ngóe trong câu nói quen thuộc của người Việt

'Giết người như ngóe' là câu truyền miệng quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vậy con ngóe trong câu nói này là con gì?

 Ngóe chính là một tên gọi khác dành cho con nhái (Fejervarya limnocharis), một loài động vật lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.

Ngóe chính là một tên gọi khác dành cho con nhái (Fejervarya limnocharis), một loài động vật lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.

Các cá thể nhái/ngóe trưởng thành dài 5-12 cm, có mõm dài và nhọn, con đực có 2 túi kêu dưới cổ. Các ngón chi trước của chúng không có màng, chi sau 1/3 có màng bơi. Ảnh: JungleDragon.

Các cá thể nhái/ngóe trưởng thành dài 5-12 cm, có mõm dài và nhọn, con đực có 2 túi kêu dưới cổ. Các ngón chi trước của chúng không có màng, chi sau 1/3 có màng bơi. Ảnh: JungleDragon.

Màu sắc của nhái/ngóe khá đa dạng ở các cá thể khác nhau. Thông thường, mặt trên đầu, lưng có màu xanh rêu hay nâu nhạt, dọc sống lưng có vạch sáng chạy từ đầu mõm cho đến hậu môn. Bụng và mặt dưới chi trắng. Ảnh: Thai National Parks.

Màu sắc của nhái/ngóe khá đa dạng ở các cá thể khác nhau. Thông thường, mặt trên đầu, lưng có màu xanh rêu hay nâu nhạt, dọc sống lưng có vạch sáng chạy từ đầu mõm cho đến hậu môn. Bụng và mặt dưới chi trắng. Ảnh: Thai National Parks.

Người ta thường gặp nhái/ngóe ở những nơi ẩm ướt trong các khu rừng thường xanh, đồng ruộng, ven suối, vườn cây... Ban ngày chúng ẩn náu nơi đất trũng hay những kẽ đất, đến xẩm tối mới nhảy ra kiếm mồi. Ảnh: BioLib.

Người ta thường gặp nhái/ngóe ở những nơi ẩm ướt trong các khu rừng thường xanh, đồng ruộng, ven suối, vườn cây... Ban ngày chúng ẩn náu nơi đất trũng hay những kẽ đất, đến xẩm tối mới nhảy ra kiếm mồi. Ảnh: BioLib.

Loài động vật lưỡng cư này có thể nhảy xa khoảng 2 mét, bơi rất giỏi. Thức ăn của chúng chủ yếu là kiến, mối, côn trùng đất. Ảnh: Thai National Parks.

Loài động vật lưỡng cư này có thể nhảy xa khoảng 2 mét, bơi rất giỏi. Thức ăn của chúng chủ yếu là kiến, mối, côn trùng đất. Ảnh: Thai National Parks.

Mùa sinh sản của nhái/ngóe thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc muộn hơn tùy từng vùng. Ảnh: Ron-Nature-Adventures.

Mùa sinh sản của nhái/ngóe thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc muộn hơn tùy từng vùng. Ảnh: Ron-Nature-Adventures.

Tại Việt Nam, chúng được nhìn thấy ở Khắp nơi từ Bắc đến Nam, ở độ cao thấp đến trung bình. Trên thế giới, nhái/ngóe có mặt ở Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Sri Lanka, từ Ấn Độ đến bán đảo Mã Lai. Ảnh: Thai National Parks.

Tại Việt Nam, chúng được nhìn thấy ở Khắp nơi từ Bắc đến Nam, ở độ cao thấp đến trung bình. Trên thế giới, nhái/ngóe có mặt ở Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Sri Lanka, từ Ấn Độ đến bán đảo Mã Lai. Ảnh: Thai National Parks.

Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, nhái/ngóe được săn bắt để làm thực phẩm. Chúng có thể được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như chả nhái, canh thịt nhái, nhái ôm măng, khô nhái... Ảnh: Hòa hội Đặc sản miền Tây.

Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, nhái/ngóe được săn bắt để làm thực phẩm. Chúng có thể được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như chả nhái, canh thịt nhái, nhái ôm măng, khô nhái... Ảnh: Hòa hội Đặc sản miền Tây.

Nhìn chung nhái/ngóe là những con vật yếu đuối, không có khả năng tự vệ trước, thường bị con người bắt về giết thịt một cách dễ dàng. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Nhìn chung nhái/ngóe là những con vật yếu đuối, không có khả năng tự vệ trước, thường bị con người bắt về giết thịt một cách dễ dàng. Ảnh: Báo Thanh Niên.

Có lẽ từ điều này dân gian đã đúc kết thành câu tục ngữ "giết người như ngóe" để chỉ hành động giết chết chóc bừa bãi của kẻ mạnh nhằm vào những đối tượng yếu thế hơn... Ảnh: Chả nhái Thanh Hằng.

Có lẽ từ điều này dân gian đã đúc kết thành câu tục ngữ "giết người như ngóe" để chỉ hành động giết chết chóc bừa bãi của kẻ mạnh nhằm vào những đối tượng yếu thế hơn... Ảnh: Chả nhái Thanh Hằng.

Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-bat-ngo-ve-con-ngoe-trong-cau-noi-quen-thuoc-cua-nguoi-viet-1817016.html