Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường mới, tôn vinh ký ức và giá trị lịch sử

Việc đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng không chỉ do yêu cầu về quản lý đô thị, mà còn là cách để Thủ đô trân trọng lịch sử, tôn vinh danh nhân, địa danh văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

Theo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, Thủ đô sẽ có thêm 38 tuyến đường mới, 14 công trình công cộng được đặt tên; 6 tuyến đường được điều chỉnh độ dài.

Theo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, Thủ đô sẽ có thêm 38 tuyến đường mới, 14 công trình công cộng được đặt tên; 6 tuyến đường được điều chỉnh độ dài.

Trong đó, phố Hàng Lọng (phường Cửa Nam), là tên gọi cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm xưa, xuất hiện từ cuối triều Lê, thuộc thôn Cung Tiên. Người dân khu vực này từng chuyên làm và buôn bán kiệu, ô, lọng cho quan lại và đình chùa, từ đó hình thành tên gọi Hàng Lọng.

Trong đó, phố Hàng Lọng (phường Cửa Nam), là tên gọi cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm xưa, xuất hiện từ cuối triều Lê, thuộc thôn Cung Tiên. Người dân khu vực này từng chuyên làm và buôn bán kiệu, ô, lọng cho quan lại và đình chùa, từ đó hình thành tên gọi Hàng Lọng.

Tên phố Hàng Lọng được đặt cho đoạn đường từ ngã tư giao phố Trần Bình Trọng đến ngã ba giao phố Yết Kiêu, dài 174m, rộng khoảng 7m, vỉa hè mỗi bên 3m. Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, việc phục hồi tên phố Hàng Lọng không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn thể hiện nỗ lực bảo tồn ký ức đô thị, bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tên phố Hàng Lọng được đặt cho đoạn đường từ ngã tư giao phố Trần Bình Trọng đến ngã ba giao phố Yết Kiêu, dài 174m, rộng khoảng 7m, vỉa hè mỗi bên 3m. Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, việc phục hồi tên phố Hàng Lọng không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn thể hiện nỗ lực bảo tồn ký ức đô thị, bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tuyến phố mới Hồ Linh Quang. Tuyến phố chạy vòng quanh hồ Linh Quang, điểm đầu và cuối tại ngõ Văn Chương 2.

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tuyến phố mới Hồ Linh Quang. Tuyến phố chạy vòng quanh hồ Linh Quang, điểm đầu và cuối tại ngõ Văn Chương 2.

Người dân sinh sống ở đây cho biết, trước khi có tên phố Hồ Linh Quang, mọi người vẫn gọi là đường ven hồ.

Người dân sinh sống ở đây cho biết, trước khi có tên phố Hồ Linh Quang, mọi người vẫn gọi là đường ven hồ.

Phố Học Phi được đặt tên cho đoạn đường từ ngã ba giao phố Vũ Phạm Hàm đến ngã ba giao phố Xuân Quỳnh (phường Yên Hòa).

Phố Học Phi được đặt tên cho đoạn đường từ ngã ba giao phố Vũ Phạm Hàm đến ngã ba giao phố Xuân Quỳnh (phường Yên Hòa).

Phố Học Phi mang tên nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi - cha của nhà văn Chu Lai. Ông sinh năm 1913 tại Hưng Yên, từng tham gia cách mạng và bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò năm 1933. Năm 1954, nhà văn Học Phi giữ chức Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, sau này là là Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

Phố Học Phi mang tên nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi - cha của nhà văn Chu Lai. Ông sinh năm 1913 tại Hưng Yên, từng tham gia cách mạng và bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò năm 1933. Năm 1954, nhà văn Học Phi giữ chức Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, sau này là là Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

Phường Xuân Đỉnh có phố Nguyễn Hữu Liêu, đoạn từ ngã ba giao đường tiếp nối phố Đỗ Nhuận tại tòa nhà bệnh viện SunGroup, đối diện cổng Công viên Hòa Bình, đến ngã ba giao đường nội khu Ngoại giao đoàn tại trường Quốc tế Westlink.

Phường Xuân Đỉnh có phố Nguyễn Hữu Liêu, đoạn từ ngã ba giao đường tiếp nối phố Đỗ Nhuận tại tòa nhà bệnh viện SunGroup, đối diện cổng Công viên Hòa Bình, đến ngã ba giao đường nội khu Ngoại giao đoàn tại trường Quốc tế Westlink.

“Ba Đảm Đang” chính thức trở thành tên gọi một tuyến đường tại Hà Nội. Theo hồ sơ đề nghị đặt tên, tuyến đường thuộc địa phận xã Đan Phượng và Liên Minh, mang tên phong trào nổi tiếng của phụ nữ, mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

“Ba Đảm Đang” chính thức trở thành tên gọi một tuyến đường tại Hà Nội. Theo hồ sơ đề nghị đặt tên, tuyến đường thuộc địa phận xã Đan Phượng và Liên Minh, mang tên phong trào nổi tiếng của phụ nữ, mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Hai xã Bát Tràng và Gia Lâm có hai tuyến đường nối các trục lớn của khu vực mới được đặt tên. Hai tuyến đường mang tên Chử Đồng Tử và Tiên Dung nằm song song, góp phần lưu giữ truyền thuyết dân gian đặc sắc trong văn hóa Việt.

Hai xã Bát Tràng và Gia Lâm có hai tuyến đường nối các trục lớn của khu vực mới được đặt tên. Hai tuyến đường mang tên Chử Đồng Tử và Tiên Dung nằm song song, góp phần lưu giữ truyền thuyết dân gian đặc sắc trong văn hóa Việt.

Đường Chử Đồng Tử là đoạn tiếp nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B), đến ngã ba giao đường Lý Thánh Tông. Đường Tiên Dung từ ngã ba giao đường Lý Thánh Tông, đến đoạn tiếp nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B).

Đường Chử Đồng Tử là đoạn tiếp nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B), đến ngã ba giao đường Lý Thánh Tông. Đường Tiên Dung từ ngã ba giao đường Lý Thánh Tông, đến đoạn tiếp nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B).

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô sẽ được đổi tên thành Công viên Võ Thị Sáu. Theo UBND TP Hà Nội, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (diện tích 26,75ha) được hình thành từ những năm 1970, do thanh niên Hà Nội xây dựng. Trong công viên, ngoài các công trình, hạng mục, còn có tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang Võ Thị Sáu.

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô sẽ được đổi tên thành Công viên Võ Thị Sáu. Theo UBND TP Hà Nội, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (diện tích 26,75ha) được hình thành từ những năm 1970, do thanh niên Hà Nội xây dựng. Trong công viên, ngoài các công trình, hạng mục, còn có tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang Võ Thị Sáu.

Việc đổi tên thành Công viên Võ Thị Sáu nhằm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục các thế hệ về gương hy sinh anh dũng cho độc lập, tự do của dân tộc của các thế hệ đi trước, của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Thành phố cũng sẽ thực hiện công tác tu bổ, chỉnh trang công viên để phát huy tốt hơn nữa giá trị của công viên đối với sự phát triển chung của Thủ đô.

Việc đổi tên thành Công viên Võ Thị Sáu nhằm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục các thế hệ về gương hy sinh anh dũng cho độc lập, tự do của dân tộc của các thế hệ đi trước, của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Thành phố cũng sẽ thực hiện công tác tu bổ, chỉnh trang công viên để phát huy tốt hơn nữa giá trị của công viên đối với sự phát triển chung của Thủ đô.

Tại Kỳ họp thứ 25 ngày 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2025.

Theo đó, thành phố sẽ đặt tên 38 tuyến đường, phố mới; điều chỉnh độ dài 6 tuyến đường, phố; đặt tên 14 công trình công cộng mới; đổi tên 1 công trình công cộng.

UBND TP Hà Nội cho biết, việc đặt tên, điều chỉnh độ dài các đường, phố mới đủ điều kiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về dân cư, quản lý đô thị, giao dịch hành chính, văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân tại các địa phương.

Trước đó, trong cuộc họp Hội đồng tư vấn đặt và đổi tên đường của thành phố tháng 6/2025, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng Hà Nội, cho biết, việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng không chỉ là hoạt động hành chính đơn thuần, mà còn là cách ghi nhận, tôn vinh những cá nhân có đóng góp to lớn cho đất nước, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa và lịch sử của Thủ đô.

Mai Thu

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/ha-noi-dat-ten-38-duong-pho-moi-ghi-dau-ky-uc-ton-vinh-gia-tri-lich-su-van-hoa-192250722162638239.htm