Hình ảnh đầu tiên về tang lễ trong tĩnh lặng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Dù rất đông người đến viếng nhưng không gian chùa Từ Hiếu vẫn tĩnh lặng đúng theo nghi thức tâm tang - tang lễ thực hành khóa tu im lặng.

Hình ảnh tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh được công chiếu trực tiếp trên trang Làng Mai.

Hình ảnh tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh được công chiếu trực tiếp trên trang Làng Mai.

Ngay khi hay tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, trong ngày 22/1, rất đông tăng ni, Phật tử từ nhiều nơi đã tìm đến Tổ đình Từ Hiếu để đảnh lễ thiền sư lần cuối.

Ngay khi hay tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, trong ngày 22/1, rất đông tăng ni, Phật tử từ nhiều nơi đã tìm đến Tổ đình Từ Hiếu để đảnh lễ thiền sư lần cuối.

Không khí từ bên ngoài khuôn viên cho đến lối dẫn vào chùa, thất Lắng Nghe rất tĩnh lặng, bình yên. Quanh khuôn viên, nhiều ni sư cùng với các bộ phận liên quan khác khẩn trương chuẩn bị tang lễ cho thiền sư. Theo di huấn mà thiền sư để lại, tang lễ sẽ được thực hiện theo nghi thức tâm tang bằng khóa tu im lặng tại chùa Từ Hiếu, miễn tất cả phúng điếu, vòng hoa, quả, trướng liễng… Nhiều Phật tử quỳ lạy, vái vọng để nguyện cầu cho thiền sư từ xa.

Không khí từ bên ngoài khuôn viên cho đến lối dẫn vào chùa, thất Lắng Nghe rất tĩnh lặng, bình yên. Quanh khuôn viên, nhiều ni sư cùng với các bộ phận liên quan khác khẩn trương chuẩn bị tang lễ cho thiền sư. Theo di huấn mà thiền sư để lại, tang lễ sẽ được thực hiện theo nghi thức tâm tang bằng khóa tu im lặng tại chùa Từ Hiếu, miễn tất cả phúng điếu, vòng hoa, quả, trướng liễng… Nhiều Phật tử quỳ lạy, vái vọng để nguyện cầu cho thiền sư từ xa.

8h sáng nay (23/1), di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ nhập kim quan. Ngay từ sáng tinh mơ, hàng trăm phật tử, người dân khắp nơi đã về chùa Từ Hiếu viếng thiền sư.

8h sáng nay (23/1), di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ nhập kim quan. Ngay từ sáng tinh mơ, hàng trăm phật tử, người dân khắp nơi đã về chùa Từ Hiếu viếng thiền sư.

Nơi tổ chức lễ nhập kim quan cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu.

Nơi tổ chức lễ nhập kim quan cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu.

Nhiều người dân khắp nơi cũng đến viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ sáng sớm. Mọi người luôn giữ im lặng để viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh theo nghi thức tâm tang.

Nhiều người dân khắp nơi cũng đến viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ sáng sớm. Mọi người luôn giữ im lặng để viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh theo nghi thức tâm tang.

Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, ban tang lễ mong tang lễ tâm tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Sau lễ Trà Tỳ, Xá lợi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên thế giới mà không xây tháp.

Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, ban tang lễ mong tang lễ tâm tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Sau lễ Trà Tỳ, Xá lợi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên thế giới mà không xây tháp.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 1h30 ngày 22 tháng 1 tại chùa Từ Hiếu, TP Huế (Ảnh: Làng Mai).

Lễ nhập Kim quan của thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra lúc 8h ngày 23/1/2022; lễ Trà Tỳ (di quan và hỏa táng) sẽ diễn ra vào 7h ngày 29/1/2022.

Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị.

Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…

Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hóa Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967.

Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu.

Thích Nhất Hạnh - Sứ giả của trí tuệ và yêu thương

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/hinh-anh-dau-tien-ve-tang-le-trong-tinh-lang-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-172220123091936842.htm