Hoang tàn nhà máy hơn 3.000 tỷ từng là 'con đẻ' của Vinashin

Nhà máy thép nghìn tỷ từng là niềm tự hào của ngành đóng tàu Việt Nam dần dần đi vào lãng quên sau duy nhất một lần hoạt động và bỏ không trong suốt gần 15 năm qua.

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân thuộc Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng trên diện tích 15 ha nằm tại khu Công nghiệp Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân thuộc Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng trên diện tích 15 ha nằm tại khu Công nghiệp Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Thời điểm Vinashin đầu tư, dự án được mong đợi khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nhà máy cán thép tấm nóng khổ rộng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Ngành đóng tàu trong nước từng kỳ vọng nhà máy này sẽ cung ứng phần lớn thép tấm khổ lớn thay thế sản phẩm nhập khẩu để phục vụ đóng những con tàu biển có tải trọng hàng vạn tấn.

Thời điểm Vinashin đầu tư, dự án được mong đợi khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nhà máy cán thép tấm nóng khổ rộng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Ngành đóng tàu trong nước từng kỳ vọng nhà máy này sẽ cung ứng phần lớn thép tấm khổ lớn thay thế sản phẩm nhập khẩu để phục vụ đóng những con tàu biển có tải trọng hàng vạn tấn.

Vị trí nhà máy cũng được đặt ngay cạnh tổ hợp đóng tàu Hạ Long để đáp ứng nhu cầu cho ngành đóng tàu và sẵn sàng cung ứng thép tấm lớn cho các đơn vị khác trong tập đoàn.

Vị trí nhà máy cũng được đặt ngay cạnh tổ hợp đóng tàu Hạ Long để đáp ứng nhu cầu cho ngành đóng tàu và sẵn sàng cung ứng thép tấm lớn cho các đơn vị khác trong tập đoàn.

Nhà máy có công suất giai đoạn đầu là 500.000 tấn sản phẩm/năm, lò nung công suất 8 tấn/giờ, máy cán, sàn nguội, máy cắt chiều dài, máy nắn công nghệ tiên tiến của Trung Quốc... Nhưng dây chuyền này chỉ hoạt động duy nhất một lần vào năm 2010 cho ra mẻ thép đầu tiên sau đó dừng hoạt động đến tận bây giờ.

Nhà máy có công suất giai đoạn đầu là 500.000 tấn sản phẩm/năm, lò nung công suất 8 tấn/giờ, máy cán, sàn nguội, máy cắt chiều dài, máy nắn công nghệ tiên tiến của Trung Quốc... Nhưng dây chuyền này chỉ hoạt động duy nhất một lần vào năm 2010 cho ra mẻ thép đầu tiên sau đó dừng hoạt động đến tận bây giờ.

Ghi nhận của báo Tiền Phong, nhà máy nằm bên bờ vịnh Cửa Lục bị dừng hoạt động trở thành "khối sắt" khổng lồ bị lãng quên. Sau bão số 3 (yagi) vào tháng 9 vừa qua, toàn bộ phần mái tôn của nhà máy đã gần như bị xé tan.

Ghi nhận của báo Tiền Phong, nhà máy nằm bên bờ vịnh Cửa Lục bị dừng hoạt động trở thành "khối sắt" khổng lồ bị lãng quên. Sau bão số 3 (yagi) vào tháng 9 vừa qua, toàn bộ phần mái tôn của nhà máy đã gần như bị xé tan.

Xung quanh nhà máy bị rào kín không có công nhân vận hành hay sửa chữa, chỉ còn một vài người bảo vệ thực hiện trông coi khối tàn sản nghìn tỷ bỏ không.

Xung quanh nhà máy bị rào kín không có công nhân vận hành hay sửa chữa, chỉ còn một vài người bảo vệ thực hiện trông coi khối tàn sản nghìn tỷ bỏ không.

Phía bên trong, đầy những kết cấu máy móc phục vụ cho nhà máy chỉ hoạt động đúng một lần sau đó phủ bụi trong suốt gần 15 năm qua.

Phía bên trong, đầy những kết cấu máy móc phục vụ cho nhà máy chỉ hoạt động đúng một lần sau đó phủ bụi trong suốt gần 15 năm qua.

Nhiều chi tiết máy thay thế, dự phòng chưa từng được sử dụng vẫn nằm không trong hộp bảo quản.

Nhiều chi tiết máy thay thế, dự phòng chưa từng được sử dụng vẫn nằm không trong hộp bảo quản.

Thiết bị, sắt thép để lâu dẫn đến hư hỏng, hoen gỉ, nằm chỏng chơ như đống sắt phế liệu.

Thiết bị, sắt thép để lâu dẫn đến hư hỏng, hoen gỉ, nằm chỏng chơ như đống sắt phế liệu.

Thông tin từ Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân cho hay nguyên nhân khiến nhà máy này bị bỏ hoang là do công ty mẹ Vinashin làm ăn thua lỗ. Điều đó khiến số phận của các công ty thành viên cũng rơi vào tình cảnh "chết yểu". Sau đại án Vinashin, nhà máy đã từng được đưa ra để bán nhưng không đơn vị nào mặn mà muốn mua do công nghệ đã lỗi thời và nhà máy đang mắc khoản nợ chủ yếu từ nguồn trái phiếu chính phủ cùng một số ngân hàng đang là rào cản, dẫn đến “bế tắc” phương án phục hồi sản xuất.

Thông tin từ Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân cho hay nguyên nhân khiến nhà máy này bị bỏ hoang là do công ty mẹ Vinashin làm ăn thua lỗ. Điều đó khiến số phận của các công ty thành viên cũng rơi vào tình cảnh "chết yểu". Sau đại án Vinashin, nhà máy đã từng được đưa ra để bán nhưng không đơn vị nào mặn mà muốn mua do công nghệ đã lỗi thời và nhà máy đang mắc khoản nợ chủ yếu từ nguồn trái phiếu chính phủ cùng một số ngân hàng đang là rào cản, dẫn đến “bế tắc” phương án phục hồi sản xuất.

Khó có thể tưởng tượng ra cảnh hoang phế này bởi trước đó, nơi này từng được coi là đơn vị sẽ cung ứng thép tấm với số lượng lớn cho ngành đóng tàu Việt Nam.

Khó có thể tưởng tượng ra cảnh hoang phế này bởi trước đó, nơi này từng được coi là đơn vị sẽ cung ứng thép tấm với số lượng lớn cho ngành đóng tàu Việt Nam.

Từ là niềm hi vọng, nhà máy dần dần đi vào lãng quên trong ký ức của những kỹ sư đóng tàu Việt Nam. Dấu vết duy nhất còn lại là logo và tấm biển Công ty thép cái lân - Vinashin đang bị mờ dần theo thời gian.

Từ là niềm hi vọng, nhà máy dần dần đi vào lãng quên trong ký ức của những kỹ sư đóng tàu Việt Nam. Dấu vết duy nhất còn lại là logo và tấm biển Công ty thép cái lân - Vinashin đang bị mờ dần theo thời gian.

"Từ khi tôi làm việc trong khu công nghiệp này, chưa từng thấy một công nhân nào làm việc trong Nhà máy Cán nóng thép Cái Lân. Nhà máy luôn cửa đóng then cài và không có tiếng máy móc hoạt động", anh N.T.D. (30 tuổi, công nhân tại Khu công nghiệp Cái Lân), cho biết.

"Từ khi tôi làm việc trong khu công nghiệp này, chưa từng thấy một công nhân nào làm việc trong Nhà máy Cán nóng thép Cái Lân. Nhà máy luôn cửa đóng then cài và không có tiếng máy móc hoạt động", anh N.T.D. (30 tuổi, công nhân tại Khu công nghiệp Cái Lân), cho biết.

'Di sản' nghìn tỷ bỏ hoang thời Vinashin nhận thêm kết đắng khi Cục thuế Quảng Ninh ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, với số tiền bị cưỡng chế là hơn 4,1 tỷ đồng.

'Di sản' nghìn tỷ bỏ hoang thời Vinashin nhận thêm kết đắng khi Cục thuế Quảng Ninh ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, với số tiền bị cưỡng chế là hơn 4,1 tỷ đồng.

Không thể tái cơ cấu cũng như không thể phục hồi sản xuất và bán không được, nhà máy nghìn tỷ cứ tiếp tục trong diện nằm chờ, bỏ không ngay giữa khu công nghiệp sầm uất của Hạ Long.

Không thể tái cơ cấu cũng như không thể phục hồi sản xuất và bán không được, nhà máy nghìn tỷ cứ tiếp tục trong diện nằm chờ, bỏ không ngay giữa khu công nghiệp sầm uất của Hạ Long.

Hoàng Dương - Quốc Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hoang-tan-nha-may-thep-hon-3000-ty-tung-la-con-de-vinashin-post1696395.tpo